Bà Aung San Suu Kyi. (Ảnh: AFP)
Theo các chuyên gia, việc Chính phủ mới của Myanmar cắt giảm mạnh cơ cấu từ 36 Bộ với 32 Bộ trưởng xuống còn 21 Bộ và 18 Bộ trưởng là bước đi đầu tiên của bà Sa Suu Kyi trong việc thực hiện cam kết này.
“Tôi cho rằng cơ cấu Chính phủ nhỏ gọn hơn hiện nay sẽ giúp bà San Suu Kyi và Chính phủ kiểm soát tốt hơn nạn tham nhũng”, ông Thiha Saw - Giám đốc Viện Báo chí Myanmar - nói.
Ông Kyaw Swa Swe - Viện Nghiên cứu Chính trị Tagaung - cho biết: “Để xây dựng Chính phủ trong sạch, đòi hỏi Chính phủ phải cống hiến thời gian, nguồn lực về tài chính, kỹ thuật cũng như thể chế hóa các tổ chức dân sự. Vấn đề quan trọng là Chính phủ phải tạo kênh mới để người dân thực hiện quyền tham gia giám sát”.
Việc thành lập Bộ mới về các vấn đề sắc tộc cho thấy Chính phủ Myanmar sẽ tập trung nỗ lực để hòa giải dân tộc nhằm xây dựng hòa bình bền vững cho Myanmar. Các vấn đề khác của đất nước như: tình trạng đói nghèo, cải cách kinh tế cũng cần được quan tâm thích đáng như mong mỏi của các cử tri.
Cũng theo các chuyên gia, việc sửa đổi Hiến pháp hướng tới dân chủ sẽ là một lộ trình lâu dài, trong khi Chính phủ mới vẫn phải duy trì quan hệ cân bằng với phía quân đội - lực lượng vốn vẫn đóng vai trò quan trọng trong chính trường Myanmar.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!