Một cửa hàng McDonaldʼs đóng cửa tại Nga. (Ảnh: The Moscow Times)
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế từ Đại học St. Gallen của Thụy Sĩ.
Nghiên cứu, dựa trên thông tin từ OBRIS, cơ sở dữ liệu toàn cầu chứa thông tin về hàng triệu công ty, cho thấy, có tới 36.000 công ty quốc tế, bao gồm 3.444 công ty con của các tổ chức nước ngoài, đang hoạt động tại Nga tính đến tháng 4/2022, với tổng số 2.405 công ty con thuộc sở hữu của 1.404 nhiều công ty EU và G7.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem có bao nhiêu công ty trong số này đã từ bỏ cổ phần hoặc bán chi nhánh của họ và kết luận rằng trong số 1.404 công ty, chỉ có 120 công ty (8,5%) làm như vậy.
Hãng bán lẻ đồ nội thất Thụy Điển IKEA là một trong những doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tại Nga. (Ảnh: Getty)
Các tác giả của báo cáo lưu ý rằng họ chỉ tập trung vào các công ty đã rút vốn cổ phần và không xem xét các mối quan hệ thương mại khác, chẳng hạn như xuất khẩu, cấp phép và nhượng quyền thương mại. Họ phát hiện ra rằng vào cuối tháng 11/2022, "8,5% các công ty của EU và G7 đã thoái vốn ở ít nhất một trong các công ty con ở Nga của họ".
Tuy nhiên, một số công ty quốc tế nổi tiếng đã dừng hoạt động tại Nga do áp lực trừng phạt. Danh sách này bao gồm các nhà sản xuất ô tô Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (Ford, Renault, Toyota), công ty năng lượng (ExxonMobil, Shell), ngân hàng (Deutsche Bank, Sociеtе Gеnеral, Citi), công ty tư vấn (McKinsey, KPMG), nhà bán lẻ (IKEA), nhà hàng và các chuỗi khách sạn (McDonaldʼs, Starbucks, Marriott), các thương hiệu quần áo (H&M, Nike), trong số những thương hiệu khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!