COP26 - cơ hội cuối cùng để hành động giảm phát thải

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 31/10/2021 06:00 GMT+7

Việc không đạt được mục tiêu về chống biến đổi khí hậu khiến thế giới vẫn đang trên con đường hướng tới thảm họa khí hậu trầm trọng hơn. (Ảnh: DW)

VTV.vn - COP 26 được kỳ vọng rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận cụ thể về lượng giảm khí thải của mỗi nước.

Hôm nay, hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Glasgow (Scotland, Anh). Năm nay là thời điểm các quốc gia tham gia công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc gửi bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cuối cùng lên ban thư ký. Vì vậy, COP 26 được kỳ vọng là các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận cụ thể về lượng giảm khí thải của mỗi nước để nhiệt độ thế giới tăng thêm từ 1,5 đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ này.

Diễn ra trong bối cảnh bị trì hoãn một năm do đại dịch COVID-19, COP 26 mang theo áp lực làm sao để những hoạt động chống biến đổi khí hậu đạt được thỏa thuận khi khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu. Nhiều quốc gia thấy miễn cưỡng nếu phải ngừng dùng than đá. 4 mục tiêu được theo đuổi tại COP26 là Bảo vệ mục tiêu phát thải bằng 0 toàn cầu bằng cách giữ cho nhiệt độ không tăng quá 1,5 độ C vào giữ thế kỷ này.

COP26 - cơ hội cuối cùng để hành động giảm phát thải - Ảnh 1.

Các quốc gia được yêu cầu đưa ra các mục tiêu cắt giảm phát thải để đạt mức phát thải ròng bằng 0. (Ảnh: Reuters)

Thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường sống tự nhiên. Các nước phát triển phải thực hiện lời hứa huy động ít nhất 100 tỷ USD tài chính khí hậu mỗi năm. Cùng nhau hoàn thiện các quy tắc chi tiết làm cho Thỏa thuận Paris để giải quyết khủng hoảng khí hậu thông qua sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự.

10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu

Theo thống kê của nhóm nghiên cứu Germanwatch, hai thập kỷ qua, 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình hình thời tiết cực đoan là Myanmar, Haiti, Philippines, Mozambique, Bahamas, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan và Nepal.

Bão, mưa lớn, lũ lụt và lở đất là những thảm họa tự nhiên phổ biến nhất trong năm 2019. Mức độ nghiêm trọng, số lượng các cơn bão, lốc xoáy ngày càng mạnh hơn, nhiều hơn. Đây cũng là hệ quả từ tình trạng nóng lên toàn cầu. Năm 2020, một trong ba năm nóng nhất lịch sử được ghi nhận, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn khoảng 1,2 độ C do với thời kỳ tiền công nghiệp.

Đan Mạch đạt kỷ lục xanh về giảm phát thải CO2 trong sản xuất điện Đan Mạch đạt kỷ lục xanh về giảm phát thải CO2 trong sản xuất điện

VTV.vn - Hoạt động sản xuất điện của Đan Mạch trong năm 2019 đã phát thải lượng khí CO2 thấp nhất từ trước đến nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước