Dịch COVID-19 gây gián đoạn tiêm chủng, số ca mắc bệnh sởi toàn cầu tăng 80%

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ năm, ngày 28/04/2022 12:42 GMT+7

Lọ vaccine sởi, quai bị và Rubella (MMR). (Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Liên Hợp Quốc cho biết, năm 2022, số ca mắc bệnh sởi đã tăng gần 80% trên toàn thế giới.

Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các chiến dịch tiêm chủng cho những căn bệnh không phải do COVID-19 trên khắp thế giới, tạo ra một "cơn bão bệnh tật" có thể khiến hàng triệu trẻ em gặp nguy hiểm, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trong một tuyên bố.

Hơn 17.300 trường hợp mắc bệnh sởi đã được báo cáo trên toàn cầu trong tháng 1 và tháng 2/2022, so với khoảng 9.600 ca vào cùng kỳ năm 2021.

Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, đã có 21 đợt bùng phát dịch sởi diễn ra trong 12 tháng qua tính đến tháng 4/2021, hầu hết là ở châu Phi và miền Đông Địa Trung Hải.

Christopher Gregory, cố vấn y tế cấp cao trong lĩnh vực tiêm chủng của UNICEF, nói với AFP rằng, vì bệnh sởi là "bệnh dễ lây lan nhất có thể phòng ngừa bằng vaccine" nên nó thường được coi là dấu hiệu cảnh báo.

Ông Gregory cho biết, sốt vàng da là một trong những dịch bệnh có thể gia tăng tiếp theo, sau khi tình trạng số ca bệnh tăng được báo cáo ở Tây Phi.

Ông nói: "Chúng tôi đặc biệt lo lắng về những quốc gia dễ bị tổn thương nhất, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe đang thực sự gặp khó khăn và họ vẫn đang cố gắng đối phó với những tác động của COVID-19".

Dịch COVID-19 gây gián đoạn tiêm chủng, số ca mắc bệnh sởi toàn cầu tăng 80% - Ảnh 1.

Sởi là bệnh do virus gây ra, tấn công chủ yếu vào trẻ em. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, Somalia ghi nhận nhiều ca mắc bệnh sởi nhất trong 12 tháng qua với hơn 9.000 ca, tiếp theo là Yemen, Afghanistan, Nigeria và Ethiopia. Tất cả các quốc gia này đang phải đối mặt với xung đột theo các hình thức kháu nhau.

Cũng có những lo ngại rằng, cuộc chiến ở Ukraine có thể châm ngòi cho sự "trỗi dậy" của dịch sởi ở nước này sau khi Ukraine ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh sởi cao nhất châu Âu trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019.

Hơn 23 triệu trẻ em đã bị bỏ lỡ tiêm chủng định kỳ vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu diễn ra, và đây là con số lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Liên Hợp Quốc cho biết, 57 chiến dịch tiêm chủng ở 43 quốc gia đã bị hoãn lại, khi bắt đầu đại dịch, ảnh hưởng đến 203 triệu người, đa số là trẻ em.

COVID-19 cũng tiếp tục gây áp lực lên các cơ sở y tế, kéo nhân viên và sự chú ý ra khỏi việc tiêm chủng cho những căn bệnh gây chết người có từ lâu nay.

"Tác động của những gián đoạn này đối với các dịch vụ tiêm chủng sẽ còn được ghi nhận trong nhiều thập kỷ tới", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố. "Bây giờ là thời điểm để việc tiêm chủng thiết yếu trở lại đúng hướng và khởi động lại các chiến dịch tiêm chủng, qua đó mọi người dân đều có thể tiếp cận với những loại vaccine cứu mạng này."

Ông Gregory nhận định, đã đến lúc việc tiêm chủng cho trẻ em được đặt ở "mức độ ưu tiên ít nhất giống như tiêm vaccine COVID-19".

Sởi là bệnh do virus gây ra, tấn công chủ yếu vào trẻ em. Các biến chứng nghiêm trọng nhất bao gồm mù lòa, sưng não, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp nặng.

Các quốc gia châu Phi có thể bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng Các quốc gia châu Phi có thể bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng

VTV.vn - Hầu hết các quốc gia châu Phi sẽ bỏ lỡ mục tiêu "quan trọng" là tiêm chủng cho 10% dân số dễ bị tổn thương nhất trước đại dịch COVID-19 vào cuối tháng 9.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước