Điện gió trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất tại Mỹ

Công Tùng (Phóng viên THVN tại Mỹ)-Chủ nhật, ngày 18/09/2022 06:33 GMT+7

VTV.vn - Đối mặt với tình trạng giá xăng dầu tăng cao, Mỹ đang tăng cường đầu tư cho năng lượng sạch.

Một phần đảm bảo nguồn cung năng lượng, mặt khác giúp thực hiện mục tiêu cắt một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Đây cũng là chủ đề được báo chí Mỹ đề cập đậm nét trong tuần qua.

Chính quyền Mỹ vừa công bố kế hoạch phát triển các tua-bin gió ở các vùng biển sâu ngoài đại dương. Kế hoạch nhằm tạo ra nguồn năng lượng gió đủ cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình Mỹ.

AP cho biết, kế hoạch nhằm khai thác điện gió tại vùng biển khu vực Thái Bình Dương ở California, Oregan cũng như ở Đại Tây Dương ở đảo Gulf và Maine. Mục tiêu nhằm tạo ra 15 GW điện gió, đủ cung cấp cho 5 triệu gia đình. Ít nhất 2 dự án mới vừa được phê duyệt. Bộ Nội vụ Mỹ cũng đang xem xét thêm 10 dự án khác nhằm tăng cường nguồn điện gió ngoài khơi.

Theo New York Times, nước Mỹ muốn xây dựng 2.000 tua-bin gió ngoài khơi trong vòng 8 năm tới. Khó khăn của triển khai các dự án này là chi phí cao hơn so với điện mặt trời, hay điện gió trên đất liền. Tuy nhiên, đổi lại chi phí truyền tải thấp và hiệu suất khai thác của nguồn năng lượng này cao hơn.

Điện gió trở thành nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất tại Mỹ - Ảnh 1.

Nhìn bức tranh tổng thể thì Mỹ vẫn tụt hậu so với các nước châu Âu về năng lượng tái tạo. Châu Âu có khả năng sản xuất khoảng 49% điện năng từ năng lượng tái tạo, gấp đôi so với 25% của Mỹ.

CNN trích ý kiến các nhà khoa học cảnh báo thế giới phải nhanh chóng chuyển sang năng lượng tái tạo và hạn chế nhiên liệu hóa thạch để ngăn chặn những tác động tồi tệ của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Năng lượng gió ngoài khơi được cho là thay thế hiệu quả cho nhiên liệu hóa thạch.

Mỹ hướng tới mục tiêu dẫn đầu thế giới về năng lượng gió ngoài khơi. Bộ Năng lượng Mỹ cam kết tài trợ gần 50 triệu USD cho các dự án nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực này. Đồng thời, mục tiêu giảm 70% chi phí gió nổi ngoài khơi xuống còn 45 USD mỗi megawatt/giờ vào năm 2035.

Ngành năng lượng gió ngoài khơi vẫn còn khá non trẻ ở Mỹ. Việc đẩy mạnh kế hoạch kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền Joe Biden về năng lượng gió ngoài khơi sẽ giúp Mỹ cùng lúc giải quyết đồng thời được các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, năng lượng và việc làm.

Biến chất thải thành năng lượng tái tạo Biến chất thải thành năng lượng tái tạo

VTV.vn - Giới chức thành phố Logan, bang Queensland, Australia đã xây dựng 1 nhà khí hóa sinh học đầu tiên nhằm biến chất thải thành năng lượng tái tạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước