Các nhà sản xuất bia trên khắp thế giới thường sử dụng nhiều loại ngũ cốc giàu tinh bột làm nền cho mạch nha để sản xuất bia, chẳng hạn như: lúa mạch, lúa mì emmer, lúa mạch đen hoặc ngô. Tuy nhiên, hầu như tất cả các nhà sản xuất bia của Đức đều sản xuất bia của họ chỉ bằng 4 thành phần: nước, lúa mạch, malt, hoa bia, như được quy định trong Deutsches Reinheitsgebot (Luật về độ tinh khiết của bia Đức).
Thế nhưng, Reuse Brew lại làm nên sự khác biệt so với các dòng bia khác ở Đức bởi nó được làm từ 4 nguyên liệu chính: mạch nha, hoa bia, men và... nước thải. Thành phần cuối cùng nghe có vẻ không phải là sự lựa chọn trực quan nhất nhưng lại chính là thực tế với nước thải đã trải qua tổng cộng 4 giai đoạn lọc.
Để làm bia Reuse Brew, nước thải phải trải qua 4 công đoạn: 3 giai đoạn làm sạch đầu tiên là quá trình cơ học, sinh học và hóa học. Với giai đoạn làm sạch thứ tư, có thể loại bỏ tới 80% dấu vết do con người tạo ra. Kết quả cuối cùng là nước sạch trong lành có thể sử dụng để uống, tưới cây và làm bia.
Công nghệ tiên tiến đã giúp việc sử dụng nước thải để sản xuất loại bia này trở nên tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn không kém phần hấp dẫn người uống.
Reuse Brew hiện chưa có sẵn để mua nhưng đã được đón nhận nồng nhiệt khi được nếm thử tại Hội chợ Thương mại ở Munich, Đức hồi giữa tháng 5.
Lịch sử của nước Đức ngập tràn trong lĩnh vực nấu và uống bia - một trong những đồ uống nổi tiếng nhất của đất nước này. Với sáng kiến dùng nước thải đã qua xử lý để làm ra bia, các nhà khoa học hy vọng Reuse Brew không chỉ tiếp nối truyền thống sản xuất bia nức tiếng của nước Đức mà còn muốn nâng cao nhận thức của mọi người đối với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu vốn đang tác động sâu rộng ở khắp nơi trên thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!