EU chỉ trích Pháp nợ quá mức, đè nặng áp lực lên Tổng thống Macron trước bầu cử

Đàm Linh (Theo AP)-Thứ năm, ngày 20/06/2024 15:03 GMT+7

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: AP)

VTV.vn - Ngày 19/6, Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu đã chỉ trích nước Pháp đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất.

Các chuyên gia cho rằng đây là một lời khiển trách gay gắt từ EU vào lúc cao điểm của chiến dịch bầu cử, khi Tổng thống Emmanuel Macron đang phải đối mặt với thách thức mạnh mẽ từ phe cực hữu và cánh tả.

Ủy ban EU đã khuyến nghị 7 quốc gia, trong đó có Pháp, nên bắt đầu cái gọi là "thủ tục thâm hụt quá mức", bước đầu tiên trong một quá trình lâu dài trước khi bất kỳ quốc gia thành viên nào có thể bị bao vây và tiến hành hành động khắc phục.

Trong nhiều thập kỷ, EU đã đặt ra mục tiêu cho các quốc gia thành viên duy trì thâm hụt hàng năm ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội và tổng nợ ở mức 60% sản lượng. Tuy nhiên, những mục tiêu đó đã bị bỏ qua khi thuận tiện, đôi khi xảy ra ngay cả bởi các quốc gia như Đức và Pháp - những nền kinh tế lớn nhất trong khối. Thâm hụt hàng năm của Pháp đứng ở mức 5,5% vào năm 2023. Trong vài năm qua, những điều kiện đặc biệt xảy ra như cuộc khủng hoảng COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraine đã cho phép có sự khoan hồng nhưng giờ đây điều đó đã chấm dứt.

Thông báo của EU có thể gây bất lợi cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Emmanuel Macron khi đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen và một đảng cánh tả đều đang đưa ra các kế hoạch tập trung vào việc giảm thâm hụt chi tiêu để thoát khỏi suy thoái kinh tế.

Trong chiến dịch tranh cử, phe của ông Macron có thể sử dụng "cái tát vào cổ tay" như một lời cảnh báo rằng những quan điểm cực đoan sẽ khiến nước Pháp bị hủy hoại, trong khi phe đối lập lại cho rằng chính quyền của ông Macron đã chi tiêu quá mức, khiến người Pháp nghèo đi và họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chi tiêu nhiều hơn.

Bất chấp những lời chỉ trích về nợ quá mức, Ủy viên Kinh tế EU - ông Paolo Gentiloni - nhấn mạnh Pháp vẫn đang đi đúng hướng để giải quyết một số "sự mất cân bằng" nhất định, đồng thời gửi "thông điệp trấn an" tới các tổ chức EU.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo nền kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng ở mức tương đối chậm 0,8% GDP vào năm 2024, trước khi tăng lên 1,3% vào năm 2025.

Không giống như các biện pháp áp đặt lên Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 1 thập kỷ, ông Paolo Gentiloni nói rằng thắt lưng buộc bụng quá mức không phải là câu trả lời cho tương lai vì đây sẽ là một sai lầm khủng khiếp.

Nguy cơ Pháp đối mặt với khủng hoảng tài chính Nguy cơ Pháp đối mặt với khủng hoảng tài chính

VTV.vn - Pháp có nguy cơ đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính sau quyết định của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giải tán Quốc hội (Hạ viện) và kêu gọi tiến hành bầu cử sớm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước