EU thông qua luật hạn chế khí methane

Quỳnh Chi (Theo Reuters)-Thứ ba, ngày 28/05/2024 07:15 GMT+7

(Ảnh minh họa: Getty Images)

VTV.vn - Các nước thuộc Liên minh châu Âu hôm 27/5 đã thông qua luật quy định giới hạn phát thải khí methane đối với hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt của châu Âu từ năm 2030.

Luật hạn chế khí methane gia tăng áp lực buộc các nhà cung cấp quốc tế phải kiểm soát rò rỉ loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính này.

Khí methane là thành phần chính của khí tự nhiên mà các nước đốt trong các nhà máy điện và để sưởi ấm. Đây cũng là nguyên nhân cao thứ hai gây ra biến đổi khí hậu sau khí carbon dioxide (CO₂) và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu khi nó thoát vào khí quyển từ các đường ống dẫn dầu, khí đốt và cơ sở hạ tầng bị rò rỉ.

Các Bộ trưởng EU đã đưa ra sự chấp thuận cuối cùng của chính phủ nước họ đối với chính sách này tại một cuộc họp ở Brussels (Bỉ), theo đó giờ đây luật hạn chế khí methane có thể có hiệu lực, chỉ có Hungary bỏ phiếu chống.

Từ năm 2030, các nước EU sẽ áp đặt các giới hạn về "giá trị mật độ khí methane" đối với nhiên liệu hóa thạch tại EU. Ủy ban châu Âu sẽ xác định giới hạn khí methane chính xác vào thời điểm đó. Các nhà nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt vi phạm giới hạn có thể phải đối mặt với hình phạt tài chính.

Luật cũng yêu cầu các nhà sản xuất tại các nước EU phải kiểm tra định kỳ các hoạt động sản xuất để đề phòng rò rỉ khí methane.

Alessia Virone - Giám đốc các vấn đề Chính phủ châu Âu của Lực lượng đặc nhiệm không khí sạch - cho biết: "Tiêu chuẩn nhập khẩu này có khả năng làm giảm lượng phát thải khí methane toàn cầu từ dầu và khí đốt xuống 1/3".

Quy định này có thể sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia cung cấp khí đốt lớn như Mỹ, Algeria và Nga. Moscow đã cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu kể từ khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022. Và từ đó, Na Uy - quốc gia có nguồn phát thải khí methane thấp nhất thế giới - đã thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất châu Âu

Mỹ cùng với EU - đã kêu gọi các nước cắt giảm 30% lượng khí thải methane vào năm 2030 để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu - đã hoan nghênh luật hạn chế khí methane của EU.

Năm 2023, Mỹ đã đặt ra quy định riêng yêu cầu các công ty dầu mỏ hạn chế lượng khí thải methane.

Người phát ngôn của Hiệp hội Các nhà sản xuất dầu khí quốc tế cho biết họ lo ngại EU có thể không công nhận những tiêu chuẩn khí methane hiện có của các khu vực pháp lý khác - hiện đang tuân thủ tiêu chuẩn riêng của  họ và việc này không gây nguy hiểm cho an ninh nguồn cung cấp năng lượng.

COP27: Thêm hàng chục quốc gia tham gia hiệp ước cắt giảm khí methane COP27: Thêm hàng chục quốc gia tham gia hiệp ước cắt giảm khí methane

VTV.vn - Tính đến thời điểm này, đã có hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu nhằm giảm khí mehane.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước