Thời điểm này, nhiều chương trình đang diễn ra tại Ấn Độ, thảo luận và tìm giải pháp cho các vấn đề "cấp bách nhất" đảm bảo hoàn thành mục tiêu này.
Thủ đô New Delhi và nhiều thành phố khác của Ấn Độ sôi động và nhộn nhịp hơn khi hàng trăm đại biểu của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, UNDP cùng nhiều quốc gia thành viên G20, ASEAN… đang nhóm họp tại đây. Các vấn đề cấp bách được đặt lên bàn các cuộc họp gồm tài chính bền vững, an toàn - an ninh mạng, việc làm, giải quyết đói nghèo, chuyển đổi năng lượng.
Nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì giúp được nhiều người nghèo nhưng việc tiêu thụ nhiên liệu theo đó cũng gia tăng, gây ô nhiễm môi trường. Với chủ đề "Một Trái đất, một gia đình, một tương lai" trong Năm Chủ tịch G20, Ấn Độ tuyên bố sẽ nỗ lực vì mục tiêu tăng trưởng công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người trên thế giới.
G20 đại diện cho khoảng 2/3 dân số thế giới và khoảng 85% GDP toàn cầu, 75% thương mại toàn cầu và 60% dân số thế giới. Vì vậy, Ấn Độ kỳ vọng sẽ mở rộng nguyên tắc "Lợi ích toàn cầu", nhằm tìm kiếm các giải pháp bền vững trước sự chia rẽ giữa các nền kinh tế thành viên xung quanh cuộc xung đột ở Ukraine, suy thoái kinh tế, giá lương thực và năng lượng tăng cao, thất nghiệp...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!