Giải pháp cho rác thải dệt may tại Trung Quốc

Minh Nguyệt-Thứ sáu, ngày 26/07/2024 07:06 GMT+7

VTV.vn - Rác thải dệt may đã trở nên cấp bách tại Trung Quốc khi 26 triệu tấn quần áo kết thúc vòng đời, phần lớn trong các bãi chôn lấp mỗi năm.

Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu dùng dệt may lớn nhất thế giới. Tại đây, 26 triệu tấn quần áo cũ bị vứt bỏ mỗi năm. Rác thải dệt may ngày càng trở nên cấp bách tại quốc gia tỷ dân.

Một nhà máy tái chế ở tỉnh Chiết Giang và các nhà thiết kế trẻ sáng tạo ở thành phố Thượng Hải đang góp sức trong việc giải quyết vấn đề này.

Nhà máy Ôn Châu Thiên Thành là một trong những nhà máy tái chế dệt may lớn nhất Trung Quốc. Tại đây, quần áo cotton và khăn trải giường bỏ đi được chất thành đống. Chúng được đưa vào máy cắt nhỏ. Đây là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời mới của những sản phẩm này.

Ước tính, chỉ có 12% hàng dệt may được tái chế trên toàn thế giới. Vấn đề đã trở nên cấp bách tại Trung Quốc khi 26 triệu tấn quần áo kết thúc vòng đời, phần lớn trong các bãi chôn lấp mỗi năm.

Giải pháp cho rác thải dệt may tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Ước tính, 26 triệu tấn quần áo cũ bị vứt bỏ mỗi năm tại Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Ông Kowen Tang (Giám đốc kinh doanh Công ty Dệt may Ôn Châu Thiên Thành) cho rằng: "Trung Quốc phải là nơi tốt nhất cho việc tái chế rác thải dệt may vì chúng tôi có cơ sở sản xuất, có người tiêu dùng và công nghệ".

Trong giới trẻ Trung Quốc, nhận thức ngày càng tăng về tính bền vững đã góp phần làm xuất hiện những người trẻ cùng nỗ lực tham gia giải quyết vấn đề này.

Nhà thiết kế Đại Bảo 30 tuổi đã thành lập Times Remake vào năm 2019. Đây là thương hiệu có trụ sở tại Thượng Hải, chuyên thu mua quần áo cũ và tân trang chúng trở thành những thiết kế mới, lạ.

Anh Đại Bảo cho rằng: "Tôi nghĩ sản phẩm ý nghĩa nhất chính là những thiết kế cổ điển, những thiết kế đẹp nhất thời đó. Sự kết hợp giữa phong cách quá khứ và thẩm mỹ thời trang hiện tại để tạo nên một điều gì đó độc đáo. Đó là sự phát triển trong tương lai của ngành thời trang".

Cô Trương Na có nhãn hiệu thời trang riêng, chuyên bán quần áo, túi xách và các phụ kiện khác làm từ các vật liệu như chai nhựa, lưới đánh cá và bao bì. Sản phẩm có mã QR hiển thị thành phần, cách sản xuất và xuất xứ của vật liệu.

Cô Trương Na (Người sáng lập Ngân hàng Reclothing) chia sẻ quan điểm: "Một điều rất tồi tệ trong cuộc sống của chúng ta là chủ nghĩa tiêu dùng. Tôi nghĩ chủ nghĩa tiêu dùng quá mức thực sự ăn mòn tâm trí con người".

Tôi hy vọng những gì tôi đang làm có thể từ từ thay đổi điều này. Chúng tôi không chống tiêu dùng, chúng tôi chống lại sự lãng phí.

Do phương pháp sản xuất tốn kém, quần áo tái chế được bán tại các cửa hàng như của cô Trương Na có giá cao hơn so với các thương hiệu thời trang ăn liền.

Theo các chuyên gia, có lẽ phải mất một thời gian nữa, có thể sau một hoặc hai thế hệ, việc tái chế và sử dụng hàng dệt may tái chế mới có thể thực sự trở thành thói quen của người Trung Quốc.

Trung Quốc tràn ngập rác thải dệt may Trung Quốc tràn ngập rác thải dệt may

VTV.vn - Một nhà máy tái chế và các nhà thiết kế trẻ sáng tạo ở Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề rác thải dệt may đã đạt đến mức độ cấp bách.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước