Ở Singapore, xe ô tô không những bị thuế cao mà người sở hữu ô tô sẽ phải trả một khoản tiền khoảng trên dưới 50.000 USD chỉ để được sử dụng chiếc xe của mình trong 10 năm. Quy định khắt khe này là để giữ số lượng xe trên đảo quốc nhỏ bé này ở mức tối thiểu và đảm bảo xe cộ luôn mới và hiện đại.
Hà Lan đã từng có ý định thu tiền cước phí đi xe ô tô cá nhân, giống như cách taxi thu tiền của khách, đó là đặt các công tơ mét tính tiền toàn bộ xe cá nhân. Lái xe vào giờ cao điểm sẽ còn bị thu phí nhiều hơn. Ý tưởng này được cho là sẽ thay thế phí cầu đường, phí tắc nghẽn và hợp lý hơn vì nó được dựa trên số quãng đường sử dụng chứ không chỉ đơn giản là quyền sở hữu.
Châu Âu được cho là đã thống nhất trong vấn đề cấm toàn bộ xe sử dụng nhiên liệu truyền thống như xăng dầu vào năm 2030. Đây là bước đi vì môi trường nhưng cũng được hy vọng là sẽ khiến người dân chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, giảm tắc đường.
Murcia, Tây Ban Nha sẽ trao cho bất kỳ cư dân nào của thành phố một thẻ tàu trọn đời nếu họ chịu nộp xe hơi cá nhân lại cho chính quyền thành phố. Những chiếc xe này sau đó sẽ được từ từ tháo dỡ và trưng bày trên khắp thành phố.
Rất nhiều quốc gia đã có những ý tưởng táo bạo mới về công nghệ để giải quyết vấn đề tắc đường. Ở Trung Quốc có xe buýt khổng lồ với thiết kế rất đột phá, nhưng hiệu quả thì chưa được kiểm chứng. Ở Mỹ, doanh nhân Elon Musk đang phát triển hệ thống ống chân không HyperLoop cũng rất hứa hẹn.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.