Dự luật cấp viện trợ lên đến 95 tỉ USD, trong đó gần 61 tỉ USD cho Ukraine, hơn 26 tỉ USD cho Israel và hơn 8 tỉ USD cho an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (trong đó có Đài Loan, Trung Quốc).
Tuy nhiên, dự luật này sẽ thúc đẩy Tổng thống Mỹ yêu cầu chính phủ Ukraine hoàn trả khoản hỗ trợ kinh tế trị giá 10 tỷ USD, từng được cựu Tổng thống Donald J. Trump cho rằng mọi viện trợ cho Kiev phải thực hiện dưới dưới dạng một khoản vay. Nhưng nó cũng sẽ cho phép Tổng thống xóa các khoản vay đó bắt đầu từ năm 2026.
Quyết định đưa dự luật ra bỏ phiếu đã cứu Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khỏi nguy cơ bị phế truất. Trước đó, ông nhất quyết không tổ chức bỏ phiếu bất chấp sức ép lớn. Thậm chí, hạ nghị sĩ Taylor Greene còn cố gắng tập hợp nhiều chính trị gia khác nhằm phế truất đương kim lãnh đạo Hạ viện Mỹ.
Tiếp theo, dự luật sẽ được kết hợp với một bản sửa đổi trước khi trình lên Thượng viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu ngày 23/4. Khả năng dự luật được thông qua rất cao, dọn đường cho Tổng thống Joe Biden ký ban hành.
Tổng thống Biden tuyên bố dự luật viện trợ 95 tỉ USD gửi đi thông điệp về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Ông hối thúc Thượng viện sớm bỏ phiếu thông qua.
Dự luật trên còn bao gồm những biện pháp giúp mở đường cho việc bán tài sản thuộc chủ quyền của Nga bị đóng băng để giúp tài trợ cho Ukraine và thực hiện một lệnh trừng phạt mới đối với Iran lẫn nhóm Hamas, buộc tập đoàn Trung Quốc ByteDance bán TikTok nếu không sẽ bị cấm ở Mỹ...
Chỉ vài phút sau khi dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ lòng biết ơn qua mạng xã hội X: "Dự luật quan trọng vừa được Hạ viện Mỹ thông qua sẽ ngăn xung đột lan rộng, cứu sống hàng nghìn sinh mạng và giúp cả hai quốc gia chúng ta trở nên hùng mạnh hơn".
Về phía Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cùng Ngoại trưởng Israel Katz gửi lời cảm ơn Hạ viện Mỹ. Trong khi đó, Chính quyền Palestine (PA) lên án mạnh mẽ dự luật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!