Hạn hán, cháy rừng và siêu bão: Đã đến lúc con người phải chăm sóc thiên nhiên!

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 06/06/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Suy thoái môi trường sống và mất đa dạng sinh học đang gia tăng, biến đổi khí hậu đang trở nên tồi tệ khiến cuộc sống của con người bị xáo trộn.

Vào Ngày Môi trường Thế giới năm nay (5/6), Liên Hợp Quốc đã chỉ rõ mối liên kết giữa sức khỏe của hành tinh với sức khỏe con người và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học, hệ thống hỗ trợ sự sống.

Năm 2020 là năm dành cho sự cấp thiết, tham vọng và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng mà con người phải đối mặt với thiên nhiên, là cơ hội để kết hợp đầy đủ hơn các giải pháp dựa trên thiên nhiên vào hành động khí hậu toàn cầu.

Hạn hán, cháy rừng và siêu bão: Đã đến lúc con người phải chăm sóc thiên nhiên! - Ảnh 1.

Nắng nóng gây hiện tượng tuyết xanh ở Nam cực

"Chúng ta đang phá hủy thế giới tự nhiên, gây thiệt hại cho chính chúng ta", đó là thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres trong ngày Môi trường thế giới.

Sự nóng lên toàn cầu đang phá hủy những rạn san hô. Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi Australia đang trải qua sự kiện tẩy trắng lần thứ ba chỉ trong 5 năm. Giới khoa học lo lắng rằng, khoảng thời gian giữa các sự kiện tẩy trắng không đủ dài để san hô phục hồi hoàn toàn.

Hạn hán, cháy rừng và siêu bão: Đã đến lúc con người phải chăm sóc thiên nhiên! - Ảnh 2.

Chúng ta đang xóa sổ một hệ sinh thái hoàn chỉnh chỉ trong một năm

Ông Terry Hughes - Trường Đại học James Cook, Australia nói: "Chúng tôi đã thấy nhiệt độ cao kỷ lục dọc theo chiều dài của rạn san hô Great Barrier. Toàn bộ rạn san hô rất nóng, vì vậy hiện tượng tẩy trắng san hô trong năm nay diễn ra trên phạm vi rộng nhất cho đến nay".

Nắng nóng cũng gây hiện tượng tuyết xanh ở Nam cực, nguyên nhân một phần là do băng tan khiến tảo nở hoa và mái nhà của những chú chim cánh cụt ngày càng xanh hơn.

Hạn hán, cháy rừng và siêu bão: Đã đến lúc con người phải chăm sóc thiên nhiên! - Ảnh 3.

Những vụ cháy rừng, lũ lụt, hạn hán và siêu bão xảy ra thường xuyên hơn và gây thiệt hại lớn hơn.

Ông Matt Davey - Trường Đại học Cambridge, Anh cho rằng: "Tảo tuyết cần nước ở dạng lỏng để sinh sản và nở hoa, nếu khí hậu quá ấm và tuyết tan rất nhanh, thì chúng ta đang để mất môi trường sống cho loài tảo tuyết. Chúng ta đang xóa sổ một hệ sinh thái hoàn chỉnh chỉ trong một năm".

Suy thoái môi trường sống và mất đa dạng sinh học đang gia tăng, biến đổi khí hậu đang trở nên tồi tệ. Những vụ cháy rừng, lũ lụt, hạn hán và siêu bão xảy ra thường xuyên hơn và gây thiệt hại lớn hơn. Để thay đổi cần sự chung tay của tất cả mọi người, để chăm sóc nhân loại, con người phải chăm sóc thiên nhiên, vì giờ là lúc hành động vì thiên nhiên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước