Hiệu quả đại dự án dẫn nước từ phía Nam về miền Bắc tại Trung Quốc

Thái Bình - Duy Trọng (PV Đài THVN thường trú tại Trung Quốc)-Thứ ba, ngày 05/12/2023 19:35 GMT+7

VTV.vn - Đại dự án Nam Thủy Bắc điều (Dự án dẫn nước từ miền Nam về miền Bắc Trung Quốc) sau 2 thập kỷ thi công đã mang lại hiệu quả lớn trong phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc.

Vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua là tình trạng thiếu nước ở phía Bắc. Dự án này được xem là tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới.

Tháng 8 năm nay, giai đoạn 1 của tuyến miền Đông, miền Trung của dự án đã cơ bản phát huy hiệu quả toàn diện. Trong 8 năm qua đã vận chuyển hơn 62 tỷ mnước trên 280 huyện của 42 thành phố dọc theo tuyến được hưởng lợi từ dự án. Dự án đã cung cấp cho 2/3 nhu cầu nước cho nội thành thành phố Bắc Kinh và hầu hết thành phố Thiên Tân. Không chỉ cung cấp nước, dự án còn giúp cho giao thông thủy phát triển mạnh, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa - lịch sử.

Chị Vương Quân, người dân tỉnh Chiết Giang, nói: "Dọc theo dự án, các cổ trấn, khu di tích, công viên được bảo tồn, tôn tạo đã tạo ra cảnh đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống".

Đại dự án này có nguồn kinh phí 62 tỷ USD này không chỉ giải quyết được nạn hạn hán, thiếu nước ở miền Bắc mà còn giúp miền Nam giảm bớt lũ lụt. Tuyến đường thủy dài 1.700 km với 3 tuyến Đông, tuyến Tây, tuyến Trung tâm bắt đầu từ thành phố Hàng Châu kéo dài đến thành phố Bắc Kinh, kết nối với các sông lớn Hải Hà, Hoàng Hà, Hoài Hà, Trường Giang, Tiền Đường. Tuyến đường thủy đã tạo động lực mạnh mẽ mới cho sự phát triển của nhiều địa phương.

Bà Cao Oánh, quản lý nút giao thông thủy lập thể Hoài An - Giang Tô, cho biết: "Nút giao thông này đảm bảo cho vận tải đường thủy thông suốt, cũng như góp phần ngăn lũ lụt cho người dân địa phương. Từ lúc đưa vào hoạt động, địa phương xung quanh được hưởng lợi rất lớn".

Tỉnh Giang Tô đã xây dựng 4 khu vực vận chuyển xanh, hiện đại. Chỉ riêng đoạn phía Bắc Giang Tô đã xử lý hơn 300 triệu tấn hàng hóa trong 8 năm. Tỉnh Sơn Đông đã khôi phục hơn 150 vùng đất ngập nước. Bắc Kinh nỗ lực liên tục trong việc kiểm soát ô nhiễm để cải thiện chất lượng nước.

Nút giao thông thủy lập thể Hoài An, tỉnh Giang Tô, lớn nhất châu Á, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ của đại dự án đưa nước từ phía Nam ngược lên phía Bắc, góp phần đáng kể trong làm thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc.

Kênh đào Suez: Lịch sử tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng của thế giới Kênh đào Suez: Lịch sử tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng của thế giới

VTV.vn - Phải mất 10 năm và cần 1,5 triệu lao động để xây dựng kênh đào Suez vào thế kỷ XIX nhưng chỉ mất 1 ngày và 1 siêu tàu đã có thể khiến nó bị tắc nghẽn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước