Tàu Maersk Launcher - một con tàu đặc biệt được thiết kế để làm sạch các đại dương - đã lần đầu tiên thu dọn rác thải nhựa ở Đảo rác Thái Bình Dương kể từ khi khởi hành từ San Francisco (Mỹ) hồi tháng 9/2019. Ảnh: desdemonadespair.net
Sử dụng tàu ngầm robot, nhóm nghiên cứu đã thu thập 51 mẫu đất cát ở độ sâu 3km, cách bờ biển Nam Australia khoảng 300km. Trong các mẫu thu thập về, các nhà khoa học phát hiện, trung bình 1 gram trầm tích có chứa 1,26 vi hạt nhựa.
Các mảnh vi nhựa có đường kính từ 5mm trở xuống, chủ yếu xuất hiện do các vật dụng bằng nhựa có thể tích lớn hơn bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ chìm sâu xuống đáy đại dương.
Kết quả này cho thấy, tổng trọng lượng vi hạt nhựa dưới đáy đại dương hiện nay nặng gấp 35 lần so với lượng rác thải nhựa trên mặt biển.
Các nhà khoa học Australia (CSIRO) bắt đầu thực hiện việc khoan lõi đáy đại dương từ tháng 3 và 4/2017, tại khu vực biển cách bờ 288 - 349 km, ở độ sâu 1,655m đến 3,016m. Tiến sĩ Hardesty lý giải các mảnh vi nhựa được tìm thấy không thể xác định niên đại, cũng như nguồn gốc xuất phát điểm là mảnh vỡ từ vật dụng thuộc loại nào, hình dáng ra sao. Tuy nhiên, quan sát dưới kính hiển vi có thể đưa ra kết luận rằng hình dạng của các hạt vi nhựa cho thấy chúng đã từng là vật phẩm tiêu dùng.
Dựa trên kết quả công trình nghiên cứu, các nhà khoa học của CSIRO đã cho rằng lượng nhựa được tìm thấy trong các mẫu xét nghiệm trầm tích mà họ thực hiện, cùng với các kết quả nghiên cứu từ nhiều tổ chức khác, có thể đưa ra ước tính khoảng 14,4 triệu tấn vi nhựa hiện đang nằm sâu dưới đáy các đại dương trên toàn cầu.
Mặc dù đây có vẻ là một con số lớn, nhưng Tiến sĩ Hardesty nhận định, đó mới chỉ là một phần nhỏ so với tổng lượng chất thải nhựa có khả năng đi vào đại dương mỗi năm. Bà dẫn chứng, tháng 9/2020, một nghiên cứu quốc tế khác đã chỉ ra rằng tính đến năm 2016, có khoảng từ 19 triệu đến 23 triệu tấn nhựa đã bị thải ra các con sông và đại dương. Trong khi, một số nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế ước tính có khoảng 8,5 triệu tấn nhựa rơi vào các đại dương mỗi năm và 250.000 tấn nhựa trôi nổi trên bề mặt của đại dương. Bên cạnh đó, các nhà khoa học thế giới cũng lưu ý rằng trọng lượng của mảnh vi nhựa dưới đáy đại dương sẽ hơn từ 34 đến 57 lần so với bề mặt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!