Cánh đồng lúa bị xói mòn ở Juntinyuat, tỉnh Tây Java, Indonesia, ngày 13/3/2021. (Ảnh: Reuters)
Kế hoạch khôi phục rừng ngập mặn được đưa ra sau khi Indonesia phục hồi khoảng 1/4 trong tổng số này vào năm 2021 trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải dành kinh phí để phụ vụ công tác đối phó với đại dịch COVID-19, chính quyền Indonesia cho biết.
Năm 2021, Indonesia, quốc gia Đông Nam Á có diện tích rừng ngập mặn khổng lồ, đã khởi động chương trình khôi phục 600.000 ha rừng ngập mặn bị suy thoái vào năm 2024 để giúp hấp thụ khí thải carbon.
Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar phát biểu tại một cuộc họp báo: "Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rừng ngập mặn có thể hấp thụ lượng khí thải carbon nhiều gấp 4 đến 5 lần so với rừng nhiệt đới trên đất liền".
Hệ sinh thái rừng ngập mặn trên đảo Bali của Indonesia. (Ảnh: Mongabay-Indonesia)
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, cũng là quốc gia có số lượng quần đảo lớn nhất thế giới, đặt mục tiêu đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2060 hoặc sớm hơn.
Cũng trong năm 2021, 34.911 ha rừng đã được phục hồi với chi phí 690 tỷ Rupiah (48,07 triệu USD). Tuy nhiên, đến năm 2022, ngân sách được phân bổ sẽ tăng lên 3,2 nghìn tỷ Rupiah, ông Hartono, người đứng đầu Cơ quan phục hồi rừng ngập mặn và than bùn Indonesia, cho biết trong cùng một cuộc họp.
Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đang soạn thảo quy chế mở dự án phục hồi rừng ngập mặn, qua đó cho phép các nhà đầu tư tham gia hỗ trợ tài chính cho chương trình.
Rừng ngập mặn chết vì nhiễm mặn VTV.vn - Trái với sự kỳ vọng của người dân tỉnh Hà Tĩnh, các khu rừng ngập mặn đầu tư hàng chục tỷ đồng sau khi được trồng một thời gian ngắn đã bị chết hàng loạt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!