Với mục tiêu ứng phó với diễn biến đổi khí hậu, tạo cảnh quan môi trường sinh thái bền vững, góp phần nâng cao sinh kế cho người dân, các dự án rừng ngập mặn đã được triển khai ở nhiều địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. Thế nhưng trái hẳn với sự kỳ vọng của người dân, nhiều khu rừng ngập mặn sau khi được ươm trồng đã bị chết hàng loạt.
Điển hình tại cánh rừng ngập mặn ven sông ở phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sau gần 1 năm đưa vào ươmn trồng, hàng nghìn cây bần chua đã bị chết khô, rụng lá. Một số cây đã bị thối rửa và bật gốc. Hiện có khoảng 9.000 cây bần chua đã bị chết trên diện tích là 4 ha. Thông thường, cây bần chua là giống cây chịu mặn tốt, có khả năng phát triển rất nhanh. Thế nhưng, thực tế cho thấy những cánh rừng ngập mặn này rất còi cọc, chậm phát triển. Lý giải cho nguyên nhân dẫn đến cây chết, đơn vị triển khai dự án trồng rừng cho rừng do nhiễm mặn và thời tiết khắc nghiệt.
Còn tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền, chủ đầu tư đã ký hợp đồng đặt hàng trọn gói với HTX Thanh Hương để trồng và chăm sóc cây Tràm Úc trong thời gian 4 năm, trên diện tích 22,7 ha, với tổng chi phí hơn 500 triệu đồng. Theo hợp đồng thì HTX Thanh Hương tự liên hệ để mua cây giống về trồng. Những chỉ sau thời gian ngắn, hầu hết diện tích Tràm Úc đã bị chết, đây là giống cây không phổ biến trên thị trường.
Không chỉ xã Điền Hương mà tại khu vực bờ biển ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, 3,1 ha phi lao được trồng từ dự án này cũng bị chết... Hai loại cây được trồng trên hai địa hình khác nhau nhưng vẫn chết với cùng 1 lý do thời tiết như nhận định của chủ đầu tư và đều là cây mới trồng nên không có sản phẩm tận thu.
Từ thực trạng trên cho thấy, quá trình triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn đã nảy sinh những bất cập, thiếu sự phối hợp giữa đơn vị chủ quản và chính quyền địa phương, không thể vin vào lý do cây chết do thời tiết gây ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!