Về rừng nhiệt đới Amazon, lãnh đạo G7 đồng ý sẽ cùng nhau hỗ trợ tài chính và kỹ thuật nhằm dập tắt các đám cháy lớn trong vùng nhiệt đới Amazon.
Trong quan hệ với nước Nga, G7 cũng nhất trí tăng cường đối thoại và phối hợp với nước Nga trong các vấn đề quốc tế nhưng cho rằng còn quá sớm để nước Nga quay lại gia nhập nhóm.
Về vấn đề hạt nhân Iran, G7 chung quan điểm là Iran phải ngưng chương trình phát triển hạt nhân. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt mục đích đó G7 đã không nhất trí được. Mỹ muốn dùng sức ép cấm vận để đạt mục đích, trong khi các nước châu Âu muốn thông qua thỏa thuận, vừa đạt mục đích lại vừa lợi ích kinh tế cho tất cả các bên.
Liên quan đến chiến tranh thương mại, quan điểm của Mỹ cũng khác biệt nhiều khi thảo luận vấn đề này. Mỹ vẫn dùng cách doạ tăng thuế để đạt mục đích, trong khi các nước khác đều cho rằng chiến tranh thương mại gây thiệt hại cho tất cả các bên. Thảo luận về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu chung, thuế áp lên các tập đoàn công nghệ… cũng bị bỏ lửng.
Về Brexit, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh tuyên bố hai nước sẽ ký một hiệp định thương mại lớn chưa từng thấy, trong lúc kết cục Brexit chưa rõ sẽ ra sao.
Đây là lần đầu tiên một Hội nghị thượng đỉnh G7 không ra tuyên bố chung do Tổng thống nước chủ nhà lường trước có quá nhiều bất đồng không thể dung hòa. Ba ngày họp vừa kết thúc cho thấy ông Emmanuel Macron đã dự đoán đúng có quá nhiều bất đồng. Vậy thực tế này ảnh hưởng ra sao tới thanh danh của nhóm 7 cường quốc công nghiệp phát triển?
Xung quanh vấn đề trên, mời quý vị theo dõi thêm thông tin chi tiết từ phóng viên Đài THVN thường trú tại châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!