Italy, Đức, Pháp - các nước EU không đạt được mục tiêu phát thải đến năm 2030

Quỳnh Chi (Theo Euronews)-Thứ ba, ngày 16/07/2024 06:06 GMT+7

(Ảnh: iStock)

VTV.vn - Theo một nghiên cứu phân tích các kế hoạch khí hậu quốc gia, 12 quốc gia EU sẽ bỏ lỡ các mục tiêu khí hậu quốc gia của họ theo Quy định Nỗ lực chia sẻ (ESR).

Trong khi đó, 7 quốc gia EU khác có nguy cơ không đạt được mục tiêu khí hậu quốc gia. Nếu không đáp ứng mức giảm phát thải theo yêu cầu, các nước này có thể phải trả tiền phạt.

ESR là một khung chính sách - một phần của gói năng lượng và khí hậu của EU - đặt ra các mục tiêu ràng buộc về khí nhà kính cho 27 quốc gia thành viên. ERS yêu cầu các nước EU phải cắt giảm tổng lượng khí thải 40% (so với năm 2005) vào năm 2030.

Các quốc gia thành viên EU phải đáp ứng những mục tiêu về khí hậu cho 5 lĩnh vực chính gồm vận tải đường bộ, xây dựng, doanh nghiệp nhỏ lẻ, chất thải và nông nghiệp. Mỗi mục tiêu được điều chỉnh dựa trên GDP của nước đó, các quốc gia giàu hơn có yêu cầu khắt khe hơn.

Theo kế hoạch hiện tại của các nước EU, lượng khí thải sẽ chỉ giảm 35,5% vào năm 2030 - thấp hơn 4,5% so với mức mục tiêu 40%. Một số nước đang hoạt động kém hơn so với những quốc gia khác.

Báo cáo của Tổ chức Giao thông & Môi trường (T&E) cho thấy hai quốc gia có thành tích kém nhất là Đức và Italy. Đức được dự đoán sẽ không đạt được các mục tiêu về khí hậu tới 10% và Italy là 7,7%.

Italy, Đức, Pháp - các nước EU không đạt được mục tiêu phát thải đến năm 2030 - Ảnh 1.

(Ảnh: Eurostat)

Trong khi đó, dự kiến ​​Pháp chỉ gần đạt các mục tiêu của mình. Bất kỳ sự thay đổi chính sách nào hoặc thậm chí một mùa đông lạnh giá khiến mức tiêu thụ năng lượng tăng cao đều có thể khiến Pháp thất bại trong việc đạt được mục tiêu phát thải.

Các kế hoạch do Hà Lan đệ trình cũng khiến Amsterdam chỉ đạt được mục tiêu của chính nước này.

Theo ESR, các quốc gia không đáp ứng được mục tiêu về khí hậu có thể mua tín chỉ carbon từ những quốc gia đáp ứng được mục tiêu đó. Giá trị của các khoản tín dụng này do hai nước tham gia mua bán mua tín chỉ carbon quyết định.

Các quốc gia thành viên có khả năng tích lũy số tín dụng thặng dư cao nhất là Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ba Lan. Tây Ban Nha được dự đoán sẽ vượt 7% và có thể nhận được khoảng 10 tỷ Euro từ các quốc gia không đạt mục tiêu phát thải.

Theo đó, Đức có thể phải đối mặt với hóa đơn trị giá 16,2 tỷ Euro, trong khi con số này đối với Italy có khả năng tương đương 15,5 tỷ Euro.

Ăn đậu có thể giúp đạt mục tiêu phát thải Ăn đậu có thể giúp đạt mục tiêu phát thải Đảo Sentosa, Singapore đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2030 Đảo Sentosa, Singapore đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2030 Singapore hướng đến mục tiêu phát thải ròng về 0 Singapore hướng đến mục tiêu phát thải ròng về 0

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước