Sự kết thúc nhiệm kỳ ngắn ngủi của Thủ tướng Pháp Michel Barnier có thể là điều không thể tránh khỏi.
Nhiều ngày căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm trong một cuộc bỏ phiếu có độ rủi ro cao tại Quốc hội Pháp có thể gây ra cuộc khủng hoảng tài chính cho nền kinh tế lớn thứ hai của Khu vực đồng tiền chung Euro và gây ra làn sóng quan ngại trên khắp Liên minh châu Âu (EU). Thủ tướng Pháp đã đấu tranh để trấn an các thị trường châu Âu đang lo lắng và thông qua một ngân sách nhằm lấp đầy lỗ hổng trong tài chính của Pháp. Tuy nhiên, những nỗ lực này giờ đây có thể trở nên vô ích.
Vào ngày 2/12, ông Barnier - cựu Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU - đã có một động thái gây tranh cãi theo hiến pháp để bỏ qua Quốc hội nước này, thúc đẩy thông qua dự luật tài trợ an sinh xã hội. Phản ứng lại, phe đối lập cánh tả đã đưa ra một động thái bất tín nhiệm. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm sẽ diễn ra vào ngày 4/12 hoặc ngày 5/12.
Lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Pháp - bà Marine Le Pen (Ảnh: AP)
Các lực lượng đối lập - bao gồm liên minh Mặt trận Bình dân mới cánh tả và Đảng Quốc đại cực hữu - đã cảnh báo rằng họ sẽ bỏ phiếu để lật đổ chính phủ.
Lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Pháp - bà Marine Le Pen - tuyên bố với các phóng viên hôm 2/12 rằng đảng của bà sẽ bỏ phiếu lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Barnier.
Nếu Quốc hội phế truất Thủ tướng Barnier, đây sẽ là lần đầu tiên một Chính phủ Pháp thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.
Thủ tướng Pháp Barnier được Tổng thống nước này Emmanuel Macron bổ nhiệm vào tháng 9, trong nỗ lực cuối cùng nhằm tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị mà chính Tổng thống Pháp đã gây ra bằng cách kêu gọi bầu cử sớm sau thất bại trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!