Một năm Taliban trở lại nắm quyền, Afghanistan vẫn ngổn ngang bao mối lo

Ban Thời sự/VOV-Thứ hai, ngày 15/08/2022 12:56 GMT+7

Chiến binh Taliban tuần tra trên đường phố. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Hôm nay (15/8) là tròn một năm Taliban lên nắm toàn quyền kiểm soát đất nước Afghanistan.

Sau khi lên nắm quyền, Taliban đã cam kết sẽ xây dựng một đất nước Afghanistan mới để được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của Taliban, Afghanistan vẫn còn rất nhiều vấn đề nổi cộm.

Từ khi Taliban lên nắm quyền, Afghanistan rơi vào tình cảnh bị cô lập quốc tế. Chính quyền mới không chấp nhận nhiều điều kiện mà bên ngoài đưa ra. Ngay trong chính nội bộ Taliban cũng bị chia rẽ về quyền lãnh đạo.

Số vụ tấn công bạo lực khắp Afghanistan đã giảm kể, nhưng IS vẫn tiếp tục nhắm mục tiêu vào cộng đồng tín đồ Hồi giáo Shiite chiếm gần 20% dân số Afghanistan.

Quốc gia Tây Nam Á này còn đang phải đối diện với thảm họa kinh tế với một nền kinh tế què quặt bên bờ sụp đổ. Đồng nội tệ của Afghanistan mất giá, rớt xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua. Giá nhiên liệu, lương thực đã tăng 75%.

Hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh trong hai năm qua khiến sản lượng lương thực và cả nền kinh tế của Afghanistan khủng hoảng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children), 18,9 triệu người Afghanistan, bao gồm 9,2 triệu trẻ em, có thể phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp hoặc nghiêm trọng trong khoảng thời gian từ tháng 6 - 11/2022.

Một năm Taliban trở lại nắm quyền, Afghanistan vẫn ngổn ngang bao mối lo - Ảnh 1.

Các quyền cơ bản của người dân Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, đang ngày một xấu đi. (Ảnh: AP)

Trong khi đó, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết, 97% dân số Afghanistan đang sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực và ngày càng nhiều người đang sống dưới mức nghèo đói mỗi ngày. Hơn 1,1 triệu trẻ em Afghanistan dưới 5 tuổi đã bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, trong khi Afghanistan hiện đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh khẩn cấp như COVID-19, bệnh sởi, tiêu chảy cấp và sốt xuất huyết bùng phát cùng lúc.

Sau khi Taliban lên nắm quyền, Mỹ và các nước phương Tây đã đóng băng khối tài sản trị giá gần 10 tỷ USD của nước này. Ngoài ra, các nước phương Tây cùng các thể chế cho vay quốc tế cũng đã đình chỉ, tạm dừng nhiều khoản vay, khoản viện trợ cho Afghanistan cho tới khi nào Taliban thực hiện các cam kết của mình với người dân trong nước.

Ngoài tình hình nhân đạo ngày một tồi tệ, các quyền cơ bản của người dân Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, cùng các nhóm sắc tộc thiểu số đang ngày một xấu đi. Một năm qua, Taliban nhiều lần thất hứa với người dân Afghanistan xung quanh câu chuyện mở cửa trường học cho nữ sinh. Phụ nữ Afghanistan trong giai đoạn cầm quyền thứ hai của Taliban ngày càng bị hạn chế nhiều hơn về các quyền cơ bản. Đây chính là những thực tế khắc nghiệt mà người dân Afghanistan đang phải trải qua kể từ khi Taliban trở lại cầm quyền.

Taliban đã áp đặt một loạt các hạn chế với phụ nữ như cấm phụ nữ tham gia công việc của chính phủ, kiểm soát quần áo họ được phép mặc và cấm phụ nữ đi ra khỏi thành phố một mình. Mới đây, Taliban không cho phụ nữ lên máy bay trừ khi có người thân là nam giới đi cùng, đồng thời tiếp tục đóng cửa trường trung học cho nữ sinh.

Taliban tuyên bố, ngày 15/8 là ngày nghỉ lễ toàn quốc để kỷ niệm một năm lực lượng này lên nắm quyền ở Afghanistan.

Taliban quy định phụ nữ Afghanistan phải trùm kín từ đầu đến chân Taliban quy định phụ nữ Afghanistan phải trùm kín từ đầu đến chân Taliban cấm phụ nữ Afghanistan lên máy bay mà không có nam giới đi kèm Taliban cấm phụ nữ Afghanistan lên máy bay mà không có nam giới đi kèm Taliban lại đóng cửa trường trung học nữ sinh Taliban lại đóng cửa trường trung học nữ sinh

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước