Mỹ gia hạn Hiệp ước New START 5 năm - Chủ đề quốc tế "nóng" trong tuần qua

Chuyển động 24h-Thứ sáu, ngày 05/02/2021 13:58 GMT+7

VTV.vn - Mỹ gia hạn New START, Trung Quốc mở thị trường giao dịch hạn ngạch khí thải carbon, vaccine COVID-19... là những chủ đề quốc tế "nóng" trong tuần từ ngày 1-5/2.

Mỹ gia hạn Hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga thêm 5 năm

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa thông qua gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) thêm 5 năm với Nga nhằm ngăn chặn chạy đua vũ trang hạt nhân. Trên chính trường, việc Mỹ và Nga nhất trí gia hạn Hiệp ước vũ khí hạt nhân chỉ một ngày trước khi hiệp ước New START hết hạn đã cho thấy nỗ lực cùng bắt tay vì sự ổn định an ninh chung của thế giới.

Theo thỏa thuận ban đầu, Hiệp ước New START sẽ hết hạn vào ngày 5/2. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 26/1, người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã nhất trí kéo dài hiệp ước thêm 5 năm. Hôm 29/1, Tổng thống Nga cũng đã ký luật gia hạn hiệp ước này. Hai bên sẽ hoàn thiện tất cả các thủ tục cần thiết để đảm bảo, mỗi nước không được triển khai quá 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược.

Mỹ gia hạn Hiệp ước New START 5 năm - Chủ đề quốc tế nóng trong tuần qua - Ảnh 1.

Nga và Mỹ đều đã thông qua gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START). (Ảnh: AP)

Trung Quốc mở thị trường giao dịch hạn ngạch khí thải carbon

Trung Quốc đã mở cửa thị trường buôn bán carbon trên toàn quốc vào ngày 1/2. Đây có thể là một trong những bước quan trọng nhất được Trung Quốc thực hiện để giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2021 nếu thị trường này có thể hoạt động hiệu quả.

Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới và tỷ trọng của nước này trong tổng sản lượng phát thải của thế giới tiếp tục tăng. Trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc nỗ lực hạn chế tác động đến môi trường, các chính sách như hệ thống thương mại carbon có thể thúc đẩy việc áp dụng những công nghệ mới, làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ từ các công ty khởi nghiệp trong nước và công ty công nghệ trên khắp thế giới.

Mỹ gia hạn Hiệp ước New START 5 năm - Chủ đề quốc tế nóng trong tuần qua - Ảnh 2.

Trung Quốc đã mở cửa thị trường buôn bán carbon trên toàn quốc vào ngày 1/2. (Ảnh: AP)

Thị trường carbon, vốn đã được thực hiện ở một số vùng của Mỹ và rộng rãi trên khắp châu Âu, đặt một mức giá lên lượng khí thải công nghiệp và buộc các công ty phải bù đắp lượng khí thải đó bằng cách đầu tư vào các dự án có thể loại bỏ một phần tương đương khí nhà kính khỏi khí quyển. Trước đây, vào năm 2011, Trung Quốc đã từng thử nghiệm các hệ thống buôn bán khí thải khu vực như tại Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh… Với việc sử dụng một hệ thống thiết lập giới hạn phát thải dựa trên cường độ carbon, Trung Quốc đã dần bắt đầu triển khai các thí điểm này trong lĩnh vực điện lực và những ngành công nghiệp khác.

Khách hàng "giận dỗi" vì nguồn cung vaccine COVID-19 bị thiếu hụt

Nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 là mối quan tâm chung của các nước trên thế giới. Dường như giao dịch giữa các hãng dược phẩm và nhiều quốc gia không được thuận lợi như cam kết ban đầu.

Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu hãng dược phẩm AstraZeneca đưa ra lý do hợp lý về việc trì hoãn thời gian giao vaccine ngừa COVID-19. Bà von der Leyen đã trả lời truyền thông châu Âu, hợp đồng đề cập số lượng vaccine được giao trong tháng 12/2020 và 3 quý đầu năm 2021 là rất rõ ràng, đồng thời lưu ý rằng, 2 trong số 4 địa điểm sản xuất vaccine của hãng này là ở Anh. Vậy vì lý do gì mà giờ này vẫn chưa thấy "mặt mũi hàng hóa đâu"?

Mỹ gia hạn Hiệp ước New START 5 năm - Chủ đề quốc tế nóng trong tuần qua - Ảnh 3.

Vaccine COVID-19 là vấn đề nhiều nước đang rất quan tâm. (Ảnh: AP)

EU đã tham gia vào công cuộc sản xuất vaccine. Cách đây 3 ngày, Ủy ban châu Âu đưa ra đề xuất tăng tốc sản xuất vaccine ngừa COVID-19 bằng cách giúp nâng cấp các nhà máy sản xuất dược phẩm hiện hữu hoặc xây dựng thêm các cơ sở mới. Ngân sách hỗ trợ có thể cân nhắc lấy từ quỹ phục hồi tổng cộng 1,8 nghìn tỷ Euro của khối.

Các hãng dược phẩm cam kết cung cấp đủ vaccine COVID-19

Các hãng dược đã buộc phải lên tiếng cam kết sẽ cố gắng đảm bảo nguồn cung vaccine. Hãng dược phẩm AstraZeneca sẽ chuyển giao thêm 9 triệu liều vaccine COVID-19 cho Liên minh châu Âu trong quý I/2021, nâng tổng số vaccine cung cấp cho EU trong giai đoạn này lên 40 triệu liều. Trước đó, AstraZeneca đã bất ngờ thông báo sẽ giảm nguồn cung vaccine cho EU do vấn đề trong khâu sản xuất ở các nhà máy đặt tại châu Âu. Trong khi đó, Pfizer-BioNTech cho biết sẽ tăng lượng vaccine bàn giao cho EU, cam kết cung cấp thêm 75 triệu liều cho khối này trong mùa xuân.

Các chuyên gia nhấn mạnh, để giải quyết bài toán nguồn cung vaccine, sự hợp tác là vô cùng cần thiết.

Cắt tiền tip của tài xế, Amazon phải trả giá đắt

Liên quan đến chuyện giao dịch, trong tuần qua, một trong những vụ lùm xùm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng là việc Amazon bị phát hiện đã lén cắt tiền tip của khách hàng cho các tài xế vận chuyển hàng hóa. "Lợi bất cập hại", "ông lớn" ngành thương mại điện tử này sẽ phải đền bù một khoản lớn hơn, lên tới gần 62 triệu USD.

Mỹ gia hạn hiệp ước New START thêm 5 năm Mỹ gia hạn hiệp ước New START thêm 5 năm Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lượng khí thải về 0 trước năm 2060 Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lượng khí thải về 0 trước năm 2060 Vì sao tiêm vaccine vẫn dương tính với SARS-CoV-2? Vì sao tiêm vaccine vẫn dương tính với SARS-CoV-2?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước