Mỹ mất phần tại cuộc đua khai thác "kho báu" 16.000 tỷ USD ở đáy biển

My Bình (VTV8)-Thứ bảy, ngày 16/11/2019 06:03 GMT+7

Robot được sử dụng trong khai thác tài nguyên tại đáy biển. (Ảnh: Nature)

VTV.vn - Mỹ có nguy cơ đứng ngoài trong bối cảnh hàng chục quốc gia đang chạy đua khai thác các loại kim loại quý dưới đáy biển.

Việc không phê chuẩn Công ước Luật Biển LHQ (UNCLOS) 1982 đã khiến nước này không thể xin giấy phép khai thác tài nguyên tại khu vực Clarion Clipperton ở đáy biển do Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế cấp.

Clarion Clipperton nằm ở vùng biển giữa Hawaii và Mexico, chứa nhiều kim loại có giá trị kinh tế lớn như: niken, đồng, cobalt, mangan và đặc biệt là đất hiếm. Trữ lượng kim loại tại khu vực này được cho là nhiều hơn mọi nơi trên thế giới và có giá trị ước tính lên tới 16.000 tỷ USD. 19 quốc gia thành viên UNCLOS đã được Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế cấp phép khai thác ở Clarion Clipperton, trong đó có Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức hay thậm chí cả Cuba. Do không phải là thành viên UNCLOS, Mỹ không thể xin giấy phép khai thác đáy biển từ cơ quan này. 

Được phê chuẩn vào năm 1982, UNCLOS được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương”, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động sử dụng và hợp tác về biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới. Hiện nay, 168 quốc gia đã trở thành thành viên của UNCLOS.


UNCLOS cần là nền tảng pháp lý quan trọng về an ninh biển UNCLOS cần là nền tảng pháp lý quan trọng về an ninh biển

VTV.vn - Theo các học giả, Công ước LHQ 1982 về Luật Biển (UNCLOS) cần là nền tảng pháp lý quan trọng để giải quyết các thách thức an ninh biển hiện nay.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước