Mỹ phản đối kế hoạch củng cố của Tổ chức Y tế Thế giới

Quỳnh Chi (Theo Gulf News)-Chủ nhật, ngày 23/01/2022 07:21 GMT+7

Theo kế hoạch, WHO sẽ yêu cầu sẽ tăng mức đóng góp hàng năm của mỗi quốc gia thành viên. (Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Mỹ, nhà tài trợ hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đang từ chối các đề xuất để cơ quan này trở nên độc lập hơn, bốn quan chức tham gia cuộc đàm phán cho biết.

Động thái trên làm dấy lên nghi ngờ về sự hỗ trợ lâu dài của chính quyền Mỹ đối với WHO.

Đề xuất do nhóm công tác của WHO về tài chính bền vững đưa ra, trong đó sẽ tăng mức đóng góp hàng năm của mỗi quốc gia thành viên, theo một tài liệu của WHO được công bố trực tuyến và ngày 4/1.

Kế hoạch này là một phần của quá trình cải cách rộng lớn hơn của WHO sau khi đại dịch COVID-19 hoành hành. Trên thực tế, dịch COVID-19 đã cho thấy những hạn chế về quyền hạn của WHO trong việc can thiệp sớm vào một cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đang phản đối cuộc cải cách này vì lo ngại về khả năng của WHO trong việc đối đầu với những mối đe dọa trong tương lai, các quan chức Mỹ cho biết. Thay vào đó, kế hoạch cải tổ này đang thúc đẩy việc thành lập một quỹ riêng do các nhà tài trợ trực tiếp kiểm soát để tài trợ cho việc phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp khẩn cấp về y tế.

Bốn quan chức châu Âu tham gia vào cuộc đàm phán, những người từ chối nêu tên vì họ không được phép trả lời giới truyền thông, đã xác nhận sự phản đối của Mỹ. Chính phủ Mỹ đã không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Tài liệu cho biết, đề xuất được công bố kêu gọi đóng góp bắt buộc của các quốc gia thành viên tăng dần từ năm 2024, lên mức tương đương một nửa ngân sách chính 2 tỷ USD của WHO vào năm 2028, so với mức dưới 20% hiện nay.

Mỹ phản đối kế hoạch củng cố của Tổ chức Y tế Thế giới - Ảnh 1.

Logo của Tổ chức Y tế Thế giới ở lối vào trụ sở của WHO ở Geneve, Thụy Sĩ. (Ảnh: Reuter

Ngân sách chính của WHO là nhằm chống lại đại dịch và củng cố hệ thống chăm sóc y tế trên toàn thế giới. Ngân sách này tăng thêm 1 tỷ USD mỗi năm để giải quyết những thách thức y tế toàn cầu như các bệnh nhiệt đới và cúm.

Những người ủng hộ kế hoạch trên nói rằng, sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ tự nguyện hiện nay từ các quốc gia thành viên và từ nhiều tổ chức từ thiện như Quỹ Bill và Melinda Gates buộc WHO phải tập trung vào những ưu tiên do các nhà tài trợ đặt ra và khiến tổ chức này ít có khả năng chỉ trích các thành viên khi mọi việc diễn ra không như kỳ vọng.

Một hội đồng độc lập về đại dịch được chỉ định để cố vấn về cải cách của WHO đã kêu gọi tăng nhiều hơn các khoản phí bắt buộc, lên 75% ngân sách cốt lõi, coi hệ thống hiện tại là "rủi ro lớn đối với tính toàn vẹn và độc lập" của WHO.

WHO khẳng định, "chỉ có các quỹ linh hoạt và có thể dự đoán được mới có thể cho phép WHO thực hiện đầy đủ các ưu tiên của các quốc gia thành viên".

Các nhà tài trợ hàng đầu của Liên minh châu Âu, bao gồm cả Đức, đã ủng hộ kế hoạch, cùng với hầu hết những quốc gia châu Phi, Nam Á, Nam Mỹ và Arab, ba trong số các quan chức châu Âu cho biết.

Đề xuất sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp Ban điều hành của WHO vào tuần tới. WHO xác nhận, hiện không có sự nhất trí giữa các quốc gia thành viên và cho biết, các cuộc đàm phán có thể sẽ tiếp tục cho đến cuộc họp thường niên vào tháng 5 của Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định hàng đầu của WHO.

WHO phê chuẩn 2 phương pháp điều trị COVID-19 mới WHO phê chuẩn 2 phương pháp điều trị COVID-19 mới WHO lý giải nguyên nhân Omicron lây lan mạnh WHO lý giải nguyên nhân Omicron lây lan mạnh WHO: Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn ở trẻ em và người cao tuổi nhưng không phải là “nhẹ” WHO: Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn ở trẻ em và người cao tuổi nhưng không phải là “nhẹ”

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước