Nấm chanterelle trong khu rừng ở núi Medvednica, miền Trung Croatia. (Ảnh: Reuters)
Đây là thông tin do Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm Đức cho biết, mặc dù tình trạng nhiễm phóng xạ này không vượt quá giới hạn pháp lý.
Theo Văn phòng Liên bang Đức về Bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm (BVL), nồng độ cao của các đồng vị cesium-137 và cesium-134, đặc trưng của vụ nổ Chernobyl, đặc biệt xuất hiện ở khu vực miền Nam nước Đức. Tuy nhiên, không có mẫu nào trong số 74 mẫu được thử nghiệm vượt quá giới hạn pháp lý là 600 becquerel phóng xạ/kg.
Lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nằm trên lãnh thổ của Ukraine ngày nay đã xả hàng tấn chất thải hạt nhân vào bầu khí quyển, phát tán phóng xạ ra khắp lục địa sau vụ nổ, từ đây dẫn đến thực trạng số ca mắc các bệnh ung thư trong khu vực tăng cao.
Nấm đựng trong hộp từ một khu rừng gần biên giới giữa Ukraine và Belarus. (Ảnh: Reuters)
BVL cho biết, chất phóng xạ bị giữ lại trong các khu rừng, theo đó nấm phát triển hoang dã trong môi trường tự nhiên sẽ bị ô nhiễm phóng xạ lâu hơn nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp khác.
Những lo ngại về hậu quả lâu dài của thảm họa hạt nhân đã làm dấy lên sự phản đối của người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới đối với việc sản xuất điện hạt nhân. Và Đức, ngay sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào năm 2011, đã quyết định từ bỏ hoàn toàn sản xuất điện hạt nhân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!