Một kinh khí cầu siêu áp của NASA tại Wanaka (New Zealand) ngày 26/3/2015. (Ảnh: nasa.gov)
Đây là lần thứ 5 NASA nỗ lực đưa khinh khí cầu bay lên khi từng bị cản trở bởi thời tiết xấu. Khinh khí cầu này có thể đạt tới độ cao 33,5km và được nhìn thấy từ mặt đất, đặc biệt vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn ở các quốc gia Argentina và Nam Phi.
Các chuyên gia của NASA tại Viện Nghiên cứu khinh khí cầu vì mục đích khoa học tại Colombia và Trung tâm nghiên cứu các chuyến bay của NASA tại bang Virginia (Mỹ) sẽ kiểm soát hoạt động bay của khinh khí cầu trong suốt quá trình nghiên cứu. Các nhà khoa học tin tưởng, việc sử dụng khinh khí cầu trong nghiên cứu vũ trụ gần Trái đất sẽ rẻ hơn so với sử dụng các vệ tinh được phóng bằng tên lửa.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.