Nga chuyển giao quyền lực chuẩn bị cho thời kỳ hậu Putin?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 19/01/2020 14:09 GMT+7

Theo nhận định của các chuyên gia Nga thì việc Thủ tướng Medvedev và toàn bộ Chính phủ Nga từ chức không phải một động thái kỹ thuật mà là quyết định thay đổi cấu trúc chính trị.

"Cơn chấn động chính trị" hay "quả bom trên chính trường" là những cụm từ được báo chí sử dụng để nhắc đến những động thái đầy bất ngờ diễn ra trên chính trường nước Nga trong những ngày đầu năm mới 2020 này.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, cùng toàn bộ nội các của ông đã bất ngờ đệ đơn từ chức sau khi Tổng thống Putin đưa ra những đề xuất táo bạo về cải tổ Hiến pháp. Tổng thống Putin ngay lập tức lựa chọn 1 gương mặt ít được biết đến trên chính trường để thay thế ông Medvedev, người đã đồng hành cùng ông suốt 2 thập kỷ qua.

Những bước đi này được đánh giá là mang tính bước ngoặt của Tổng thống Putin cho thấy, ông đang xây dựng nền tảng để đảm bảo nước Nga có sự ổn định chính trị và duy trì vị thế quốc tế trong dài hạn kể cả sau năm 2024 khi ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống.

Những động thái này cũng đem lại nhiều đồn đoán về bộ máy quyền lực của nước Nga sau năm 2024, về những gương mặt lãnh đạo mới tại điện Kremlin cũng như về tương lai của nước Nga thời hậu Putin.

Nước Nga trong tương lai có thể sẽ thay đổi từ một nước cộng hòa "siêu Tổng thống" trở thành nước cộng hòa Tổng thống - Nghị viện nếu những đề xuất về cải tổ hiến pháp của Tổng thống Nga Putin được thông qua.

Những đề xuất này sẽ hạn chế quyền lực cũng như nhiệm kỳ của Tổng thống, đồng thời tăng quyền cho Quốc hội, Thủ tướng và hội đồng Nhà nước. Những sửa đổi ông đề xuất được cho là sẽ thay đổi diện mạo cả hệ thống chính trị của đất nước, tạo ra một nền tảng mới về chất cho quá trình phát triển không chỉ trong vài năm tới và cho cả một giai đoạn dài tiếp sau.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước