Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa đối với quan hệ hai nước mà được dư luận đánh giá như một sự đảm bảo cho an ninh năng lượng của cả châu Âu.
Dòng chảy Phương Nam (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) được chính thức khởi công xây dựng đầu tháng 12/2012 từ thành phố Anapa, vùng Krasnodar, Nga có trị giá khoảng 15,5 tỷ Euro, với công suất mỗi năm khoảng 67 tỷ m3 khí. Riêng tuyến ống dẫn dưới biển gồm 2 đường ống dài 900km được hoàn thành có trị giá trên 7 tỷ Euro.
Theo thiết kế ban đầu, Dòng chảy Phương Nam sẽ chạy dưới đáy biển Đen đến Bulgaria và từ đó đến các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, đến tháng 12/2014, xuất phát từ những bất đồng giữa Liên minh châu Âu (EU) với Nga xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine, Dòng chảy Phương Nam bị đóng cửa và Nga quyết định xây dựng đường ống này sang Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó có tên gọi Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, tháng 11/2015, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị đóng cửa xuất phát từ việc không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu Su 24 của Nga tại Syria. Đến tháng 2/2017, với sự nỗ lực của cả hai bên, Dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đã được Quốc hội hai nước phê chuẩn và được khởi công vào tháng 5/2017.
Các quan chức Nga tuyên bố Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp khí đốt cho các nước vùng Nam và Đông Nam châu Âu bao gồm: Hy Lạp, Italy, Bulgaria, Serbia và Hungary.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!