Đây là Hội nghị thượng đỉnh EU trực tiếp đầu tiên kể từ sau đại dịch COVID-19. Các hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đã không giải quyết được vấn đề, kể cả về ngân sách dài hạn mà lẽ ra đã phải chốt được từ tháng 2/2020.
Hội nghị thượng đỉnh EU lần này diễn ra trong 2 ngày 17 - 18/7 tại Brussels, Bỉ. (Ảnh: AP)
Từ cuối tháng 2/2020, nhiều hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đã diễn ra, nhưng các nước châu Âu vẫn không thể đi đến sự đồng thuận về ngân sách. Trên thực tế, liên quan đến vấn đề về tài chính, rất khó đạt được sự thống nhất khi chỉ thảo luận chung qua màn hình máy tính.
Lãnh đạo 27 quốc gia EU tham gia hội nghị. (Ảnh: AP)
Trong hai ngày 17 - 18/7, lãnh đạo các nước châu Âu sẽ phải nhất trí được về ngân sách chung dài hạn hơn 1.000 tỷ Euro, phân chia 540 tỷ Euro cho trợ cấp doanh nghiệp và người lao động bị thiệt hại do đại dịch.
Chủ đề chính tại hội nghị là ngân sách chung dài hạn hơn 1.000 tỷ Euro. (Ảnh: AP)
Vấn đề phức tạp gây tranh cãi nhiều nhất là quỹ 750 tỷ Euro để phục hồi kinh tế. Đối với khoản tiền này, Đức đề xuất mỗi quốc gia đóng góp tùy theo quy mô nền kinh tế của nước mình, sau đó chuyển 2/3 số tiền thu được cho các nước và những ngành bị thiệt hại, bên nhận tiền không phải hoàn lại.
Trong khi đó, Áo, Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển lại phản đối quan điểm này với lập luận rằng phải cho vay, qua đó các nước nhận tiền chi tiêu một cách có trách nhiệm.
Một số lãnh đạo châu Âu tham gia hội nghị. (Ảnh: AP)
Nước Đức, đang giữ vị trí Chủ tịch luân phiên, sẽ phải cùng với lãnh đạo Hội đồng châu Âu thuyết phục 4 nước trên trong hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra tại đây.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!