Với việc trồng những cánh đồng cỏ biển - loại thực vật còn có tên gọi là "rong lươn" - ở dưới lòng lạch biển bị ô nhiễm, các tình nguyện viên và các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch hy vọng sẽ có thể khôi phục hệ sinh thái từng rất phong phú ở nơi này.
Theo các nhà sinh vật học, rong lươn tạo không gian cho quần thể cá phát triển.
Giống nhiều khu vực ven biển khác ở Đan Mạch, lạch biển này đang bị "phú dưỡng" - bị tích tụ quá nhiều các chất dinh dưỡng, thường từ mặt đất chảy tràn xuống nước, dẫn đến sự phát triển ngày càng tăng của vi sinh vật và tảo.
Tảo bao phủ mặt nước, chặn ánh sáng và oxy, làm chết thực vật và động vật hoang dã. Từ năm 2020 đến nay, hơn 100.000 chồi rong lươn đã được trồng trên 6 hecta đáy biển. Kết quả là ở một số nơi, các thợ lặn đã quan sát thấy sự xuất hiện trở lại của các loài thủy sinh như cua và cá.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!