Nguy cơ lao động nhập cư bị bóc lột tại Qatar trong thời gian diễn ra World Cup

Chuyển động 24h/Báo Nhân dân điện tử-Thứ tư, ngày 05/10/2022 12:48 GMT+7

Một lao động làm việc tại Qatar. (Ảnh minh họa: Reuters)

VTV.vn - Người lao động trong nền kinh tế phi chính thức của Qatar sẽ đặc biệt có nguy cơ bị bóc lột trong thời gian diễn ra Giải Vô địch Bóng đá Thế giới (World Cup 2022).

Đây là cảnh báo do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya đưa ra mới đây.

Nhà chức trách Mỹ cho biết, lao động nhập cư có nguy cơ cao bị bóc lột trong thời gian diễn ra World Cup từ tháng 11 tới ở Qatar. Nguyên nhân là do những người này làm việc trong nền kinh tế phi chính thức nên ít có quyền tiếp cận với các cơ quan thực thi pháp luật để được bảo vệ. Do vậy, Qatar cần phải nỗ lực giải quyết tình trạng này.

Trước đây, Qatar đã nhận nhiều chỉ trích về cách đối xử với lao động nhập cư trong thời gian chuẩn bị đăng cai giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Nước này đang tuyển dụng hàng nghìn người nhập cư để tăng cường lực lượng lao động trong thời gian diễn ra World Cup.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tình trạng nô lệ thời hiện đại, trong vòng 5 năm, số nạn nhân bị cưỡng ép kết hôn hoặc lao động đã tăng thêm gần 10 triệu người, lên khoảng 50 triệu người.

Nguy cơ lao động nhập cư bị bóc lột tại Qatar trong thời gian diễn ra World Cup - Ảnh 1.

Phần lớn lao động Nam Á ở Qatar làm việc trong lĩnh vực xây dựng. (Ảnh: Middle East Eyes)

Theo báo cáo, số nạn nhân là nô lệ thời hiện đại trong năm 2021 tăng khoảng 9,3 triệu người so với năm 2016. Trong số khoảng 50 triệu người nói trên, số người bị cưỡng ép lao động là 27,6 triệu người, bao gồm cả hơn 3,3 triệu trẻ em, và số người bị cưỡng ép kết hôn là 22 triệu người.

Điều này có nghĩa là cứ 150 người trên thế giới lại có gần một người trở thành nạn nhân của các hình thức nô lệ thời hiện đại. Phụ nữ và trẻ em vẫn là những người dễ bị tổn thương nhất. Báo cáo của ILO cho thấy, hơn 50% số các nạn nhân bị bóc lột sức lao động và 25% số các trường hợp cưỡng ép kết hôn xảy ra tại các quốc gia có thu nhập trên trung bình hoặc thu nhập cao.

ILO cho rằng các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, xung đột vũ trang và biến đổi khí hậu khiến công việc và học tập gián đoạn chưa từng thấy, trong khi làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói cùng cực và di cư bất hợp pháp.

Báo cáo trên cảnh báo nô lệ thời hiện đại là vấn đề lâu dài và các ước tính cho thấy, tình trạng bóc lột sức lao động có thể kéo dài nhiều năm và cưỡng ép kết hôn thường kéo dài "cả đời người". Liên Hợp Quốc đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ xóa bỏ mọi hình thức nô lệ thời hiện đại.

Qatar “cởi trói” cho lao động nhập cư Qatar “cởi trói” cho lao động nhập cư

VTV.vn - Mới đây, Qatar thông báo sẽ bãi bỏ nhiều quy định áp dụng cho lao động nhập cư vốn gây nhiều tranh cãi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước