Nhiều nước chọn lối đi riêng nhằm "vá lỗ hổng" tiếp cận vaccine

An Ngọc - Nguyễn Mai-Thứ năm, ngày 04/03/2021 07:00 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù EU đưa ra chiến lược tiêm chủng vaccine từ rất sớm, nhưng đến giờ chỉ có 5,5% dân số trong tổng số 447 triệu người dân EU được tiêm liều vaccine đầu tiên.

Một số nước EU đã quyết định lựa chọn con đường riêng, chủ động tìm đến các nhà cung cấp vaccine khác của Israel, Trung Quốc và Nga để vá lỗ hổng này.

Hungary, nước có tỷ lệ tiêm chủng 2,6%, dưới ngưỡng tỷ lệ hiện tại của EU là trên 4%, đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên mua vaccine Sputnik V của Nga, dù Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) chưa cấp phép.

Slovakia - nước cũng có tỷ lệ tiêm chủng thấp với 2,6%, ngoài việc cấp phép cho vaccine Sputnik V, cũng là quốc gia EU đầu tiên triển khai vaccine Sinopharm của Trung Quốc, và tất nhiên cũng chưa qua phê duyệt của EMA.

Trong khi đó, Áo - nước hiện chưa triển khai chương trình tiêm chủng, cho biết đang có ý định làm việc với Israel về việc hợp tác và sản xuất vaccine trong tương lai, tập trung vào vaccine thế hệ hai để chống lại các biến thể mới.

Nhiều nước tìm cách tiếp cận vaccine của Nga, Trung Quốc và Israel

Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đã cấp phép lưu hành 3 loại vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech, Oxford/AstraZeneca và Moderna, nhưng các nước EU có thể cấp phép khẩn cấp cho các loại khác.

Nhiều nước chọn lối đi riêng nhằm vá lỗ hổng tiếp cận vaccine - Ảnh 1.

Lô vaccine Sputnik V của Nga được vận chuyển tới Slovakia ngày 1/3. Ảnh: Getty

Chính vì vậy, nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định rẽ lối, tìm cách tiếp cận với vaccine của Nga, Trung Quốc và vaccine của Israel trong tương lai.

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz trước đó đã chỉ trích chiến lược vaccine của EU và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA). Đơn cử như tiến trình phê duyệt, vài tuần sau khi vaccine của Pfizer/BioNTech được cấp phép ở Anh và Mỹ, EMA mới phê duyệt vaccine này.

"Cơ quan Dược phẩm châu Âu quá chậm trễ trong việc cấp phép cho các công ty dược phẩm, đó là lý do tại sao chúng tôi phải chuẩn bị đối phó kịch bản xuất hiện thêm các biến thể virus bằng cách đẩy nhanh tiêm vaccine và không nên phụ thuộc vào EU khi sản xuất vaccine thế hệ thứ hai".

Nga và Trung Quốc hiện đang trở thành nguồn cung vaccine cho nhiều quốc gia EU. Việc phê duyệt vaccine dựa trên kết kết quả các thử nghiệm lâm sàng của vaccine đó ở nước sản xuất và đánh giá toàn diện về vaccine của nước đặt mua.

Ngoại trưởng Hungary nhận định rằng, chiến lược tiêm chủng của EU đã cho thấy rõ sự thua kém so với Anh, Israel, và Mỹ. EU đã không thể đưa ra các giải pháp nhanh chóng và ngay lập tức liên quan đến các hợp đồng, và hiện khối này đang bị tụt lại phía sau ít nhất hai tháng.

Hiện EU đang đối mặt với một cuộc chạy đua để khắc phục việc triển khai vaccine, trong khi vẫn phải tìm cách giữ niềm tin của các quốc gia thành viên đang lo lắng tìm kiếm giải pháp ở nơi khác.

COVAX đạt quyền tiếp cận với gần 2 tỷ liều vaccine COVID-19 COVAX đạt quyền tiếp cận với gần 2 tỷ liều vaccine COVID-19

VTV.vn - Ngày 18/12, Cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine COVID-19 (COVAX) cho biết, liên minh này đã đạt được quyền tiếp cận với gần 2 tỷ liều vaccine COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước