Nước Pháp trước cú sốc tội ác của những kẻ Hồi giáo cực đoan

Thế giới hôm nay-Thứ ba, ngày 20/10/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Một thầy giáo bị sát hại dã man sau khi giảng về quyền được biểu đạt và lấy ví dụ châm biếm về đạo Hồi. Vụ việc gợi lại vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo năm 2015.

Trong một buổi dạy hồi tháng 10 về đạo đức và giáo dục công dân, khi nói về tự do ngôn luận, thầy giáo người Pháp Samuel Paty đã sử dụng các bức biếm họa, trong đó có tranh về nhà tiên tri Muhammad - hành động tối kị và báng bổ với người Hồi giáo. Tuy nhiên, thầy Paty đã cho phép các học sinh theo đạo Hồi được phép ra khỏi lớp trước khi bài giảng bắt đầu.

Hôm 16/10, thầy Paty đã bị sát hại gần khuôn viên trường học. Thủ phạm được xác định là Abdoulakh A. - một thanh niên gốc Chenya. Tên này đã bị cảnh sát bắn chết sau khi thực hiện các hành vi chống đối. Nước Pháp coi vụ sát hại này là một hành động của những phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Giới chức Pháp cho biết đã bắt giữ 11 người liên quan đến vụ sát hại thầy giáo Paty, trong đó có 4 người thân của Abdoulakh A. Một người chị em gái cùng cha khác mẹ với thủ phạm đã gia nhập IS ở Syria năm 2014, nhưng nhà chức trách Pháp chưa nói rõ người này hiện có ở Pháp hay không.

Chính phủ Pháp có kế hoạch trục xuất 231 người nước ngoài có tên trong danh sách các đối tượng nghi là có tư tưởng tôn giáo cực đoan. 180 đối tượng hiện đang ở trong các trại giam, 51 trường hợp khác sẽ bị cảnh sát bắt giữ trong những giờ tới.

Phong trào tuần hành lan rộng trên khắp cả nước Pháp, có cả sự tham gia của Thủ tướng Jean Castex để tưởng nhớ thầy giáo bị sát hại và rộng hơn là thể hiện sự ủng hộ quyền tự do ngôn luận.

Nước Pháp trước cú sốc tội ác của những kẻ Hồi giáo cực đoan - Ảnh 1.

Nhân danh tôn giáo - hành động đáng bị lên án

Quảng trường Cộng hòa tại Paris được lấp kín bởi những người biểu tình để tưởng nhớ thầy giáo Samuel Paty và các biểu ngữ khẳng định quyền tự do biểu đạt là không thể thay đổi. Không chỉ có các thày cô giáo và học sinh sinh viên, nhiều cộng đồng hồi giáo cũng có mặt với những biểu ngữ chống lại tôn giáo cực đoan.

Anh Bilen - Người theo đạo Hồi ở Paris chia sẻ: "Càng ngày chúng tôi càng sợ phải nói chúng tôi là người Hồi giáo, chúng tôi sợ bị đánh giá, bị mọi người nhìn chúng tôi như những hình ảnh tồi tệ. Những kẻ khủng bố không phải là đạo Hồi".

Cuộc biểu tình cũng đặt ra vấn đề về an toàn học đường cho các thày cô giáo và khẳng định tự do trao đổi là một trong những giá trị của giáo dục Pháp.

Cô Auro Pelin - Giáo viên lịch sử nói: "Tôi không nghĩ đây là một cuộc va chạm về tôn giáo, tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể sống cùng nhau trong sự tôn trọng. Trong những cuộc đối thoại cởi mở của các thày cô giáo, thường thì họ luôn làm thế, cần phải thẳng thắn đối thoại một cách minh bạch, như thế thì sẽ giải quyết được vấn đề".

Đây không phải lần đầu tiên một tội ác man rợ như thế diễn ra ở trên nước Pháp, tuy nhiên người Pháp vẫn kiên định với ý tưởng của họ là bảo vệ quyền tự do được biểu đạt nhưng cũng có một vấn đề khác được đặt ra là nhà nước cần có những chính và biện pháp để bảo vệ các thầy cô giáo, những người hàng ngày đang giảng dạy về chính quyền tự do biểu đạt đó.

Hôm 17/10, Thủ tướng Pháp Jean Caster đã viết trên Twitter: "Chủ nghĩa khủng bố đã đánh thẳng vào trái tim của nền cộng hòa. Trong sự đoàn kết với các giáo viên, chính phủ sẽ phản ứng cứng rắn cao nhất để nền cộng hòa và các công dân được sống một cách tự do. Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc".

Nga bắt giữ hàng chục nghi can Hồi giáo cực đoan Nga bắt giữ hàng chục nghi can Hồi giáo cực đoan

VTV.vn - Ngày 14/11, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết đã bắt giữ 69 đối tượng tình nghi là thành viên của một tổ chức Hồi giáo bị cấm hoạt động ở nước này.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước