Phát hiện rìu thuộc thời kỳ đồ đá có niên đại 1,3 triệu năm ở Marocco

Quỳnh Chi (Theo France 24)-Thứ sáu, ngày 30/07/2021 09:16 GMT+7

Rìu thuộc thời kỳ đồ đá được khai quật ở Marocco vào tháng 7/2021. (Ảnh: Viện bảo tàng Musée de Toulouse)

VTV.vn - Các nhà khảo cổ học ở Marocco cho biết đã phát hiện ra địa điểm sản xuất rìu đá lâu đời nhất ở Bắc Phi, có niên đại khoảng 1,3 triệu năm.

Nhóm nghiên cứu nói với các nhà báo ở Rabat, việc phát hiện ra địa điểm sản xuất rìu đá nói trên đã đẩy lùi hàng trăm nghìn năm so với thời gian khởi nguồn của việc chế tác công cụ bằng đá Acheulian ở Bắc Phi gắn liền với tổ tiên của loài người Homo erectus.

Phát hiện trên diễn ra trong cuộc khai quật tại một mỏ đá ở ngoại ô trung tâm kinh tế Casablanca của Marocco.

Ông Abderrahim Mohib, đồng Giám đốc chương trình "Thời tiền sử của Casablanca" do Pháp và Marocco phối hợp, cho biết, "khám phá quan trọng này góp phần làm phong phú thêm cuộc tranh luận về sự xuất hiện việc chế tác đồ đá Acheulia thời cổ đại ở châu Phi".

Trước phát hiện này, ngành công cụ đá Acheulian được cho là hiện diện ở Marocco vào khoảng 700.000 năm trước.

Việc phát hiện rìu đá trên diễn ra tại địa điểm Thomas Quarry I, nổi tiếng lần đầu tiên vào năm 1969 khi một nửa hàm dưới của người cổ đại được tìm thấy trong một hang động. Theo đó, ngành chế tác đồ đá Acheulian có niên đại dài gấp gần 2 lần so với suy đoán trước đó.

Phát hiện rìu thuộc thời kỳ đồ đá có niên đại 1,3 triệu năm ở Marocco - Ảnh 1.

Khai quật tại một mỏ đá ở ngoại ô trung tâm kinh tế Casablanca của Marocco. (Ảnh: The Guardian)

Nhóm khảo cổ học gồm 17 nhà khoa học từ Marocco, Pháp và Italy và phát hiện của họ dựa trên nghiên cứu về các công cụ bằng đá được khai thác từ địa điểm này.

Ông Abdelouahed Ben Ncer, nhà khảo cổ học Marocco, cho biết, với phát hiện trên, thời điểm xuất hiện ngành đồ đá Acheulian ở Marocco gần với thời điểm xuất hiện ngành này ở miền Nam và Đông Phi lần lượt là 1,6 triệu và 1,8 triệu năm trước.

Trước đó, con người đã làm ra những công cụ bằng đá cuội thô sơ hơn, được gọi là Oldowan.

Theo ông Abderrahim Mohib, công tác nghiên cứu tại địa điểm Casablanca được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua và đã "cung cấp một trong những bộ sưu tập về đồ đá Acheulian phong phú nhất ở châu Phi. Điều này rất quan trọng bởi vì chúng ta đang nói về thời tiền sử, một thời kỳ phức tạp mà dữ liệu hiện có lại rất ít". Nghiên cứu cũng giúp chứng thực sự hiện diện lâu đời nhất của con người là "hậu duệ của tổ tiên của loài người Homo erectus ở Marocco".

Vào năm 2017, việc phát hiện ra 5 hóa thạch ước tính khoảng 300.000 năm tuổi tại Jebel Irhoud ở Morocco đã làm đảo lộn thuyết khoa học tiến hóa khi chúng được xác định là người tinh khôn Homo sapiens.

Các hóa thạch ở Marocco cổ hơn nhiều so với một số hóa thạch Omo Kibish có đặc điểm khuôn mặt tương tự được khai quật ở Ethiopia, có niên đại khoảng 195.000 năm.

Gia Lai: Phát hiện công xưởng chế tác rìu đá có niên đại hơn 5.000 năm Gia Lai: Phát hiện công xưởng chế tác rìu đá có niên đại hơn 5.000 năm

VTV.vn - Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo báo cáo kết quả khai quật Di tích Làng Gà 7, huyện Chư Prông.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước