Robot thú cưng đem lại sức sống người già đơn thân tại Nhật Bản như thế nào?

Quang Hưng-Thứ bảy, ngày 04/07/2020 15:39 GMT+7

VTV.vn - Robot thú cưng đang được xem là biện pháp triển vọng giúp giải quyết các vấn đề xã hội của người cao tuổi tại Nhật Bản.

Những chú robot ngày càng thông minh, không chỉ có khả năng bảo vệ người cao tuổi mà còn có thể nói chuyện như một người bạn đang dần trở lên phổ biển tại quốc gia "già hóa" như Nhật Bản. Đây xem là biện pháp triển vọng giải quyết các vấn đề xã hội của người cao tuổi như chết trong cô độc, là nạn nhân của các loại tội phạm, suy giảm chất lượng sống.

Những chú robot thông minh có tên là PaPeRoi, có khả năng nói chuyện, bảo vệ người cao tuổi là "trái tim" của hệ thống dịch vụ Mimamori Paparo dành cho người trên 60 tuổi. Hệ thống là nỗ lực phối hợp của chính quyền thành phố Fujieda, tỉnh Shizuoka và công ty điện tử NEC. Hệ thống đang được chính quyền thành phố tiến hành thử nghiệm trong vòng 3 tháng kể từ ngày 1/7/2020 trước khi đưa vào hoạt động chính thức.

Robot thú cưng đem lại sức sống người già đơn thân tại Nhật Bản như thế nào? - Ảnh 1.

Chú chó Robot PaPeRoi và hệ thống dịch vụ Mimamori Paparo

Ngoài việc bảo vệ, theo dõi các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, hệ thống còn hỗ trợ người cao tuổi có thể kết nối với tất cả các cơ sở dịch vụ tại thành phố Fujieda như bệnh viện, trung tâm mua sắm, dịch vụ công...

Ý tưởng để cung cấp dịch vụ Mimamori Paparo xuất phát từ nhu cầu bảo vệ người cao tuổi trong mùa dịch COVID-19. Tình trạng người già sống đơn độc càng trở lên tồi tệ bởi các hoạt động ngăn cách cộng đồng do dịch Covid 19. Cụm từ "bị lãng quên" đang trở thành cụm từ đáng sợ nhất với người cao tuổi Nhật Bản.

Hệ thống dịch vụ Mimamori Paparo bảo vệ người cao tuổi như thế nào?

Đầu tiên là chú chó Robot PaPeRoi có thể thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp hoặc phát tín hiệu khẩn cấp đến công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ, cơ quan cứu hộ của chính quyền thành phố Fujieda.

Để thực hiện cuộc gọi khẩn cấp, người cao tuổi có thể ấn nút cuộc gọi khẩn cấp đặt dưới chân chú chó PaPeRoi để kết nối tới công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ. Trong trường hợp người cao tuổi không xuất hiện trước robot 3 lần liên tiếp trong khoảng thời gian nhất định, tín hiệu khẩn cấp sẽ được phát tự động đến điện thoại thông minh của thành viên khác trong gia đình, gửi tới công ty bảo vệ và chính quyền địa phương. Khi nhận được tín hiệu khẩn cấp, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ sẽ thực hiện cuộc gọi điện tới nhà của người cao tuổi.

Trong trường hợp không thực hiện được cuộc gọi này, công ty bảo vệ và chính quyền địa phương sẽ áp dụng biện pháp ứng phó trong tình trạng bất an toàn với người cao tuổi. Trong cải tiến tới đây, robot PaPeRoi có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp bằng gia lệnh qua giọng nói của người cao tuổi.

Chú chó robot PaPeRoi còn là người bạn để người cao tuổi nói chuyện hoặc kết nối các cuộc gọi hình ảnh đến bạn bè, người thân. Với nền tảng robot tích hợp trí tuệ nhân tạo và sử dụng điện toán đám mây, PaPeRoi được trang bị camera chụp ảnh, nhân diện khuôn mặt, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm, có chức năng nhận dạng giọng nói và chuyển giọng nói thành văn bản.

Hệ thống Mimamori Paparo không chỉ có khả nặng bảo vệ, quan sát người cao tuổi, mang lại niềm vui bằng các cuộc nói chuyện kết nối, xua tan nỗi cô đơn của những người già sống một mình và làm cho cuộc sống của họ trở lên vui vẻ. Với những người già đơn thân sống xa gia đình và con cái, thành phố Fujieda hỗ trợ cung cấp dịch kết nối với công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ. Tập đoàn NEC dự định sẽ liên kết với chính quyền địa phương để triển khai dịch vụ Mimamori Paparo với mục tiêu là 10.000 người cao tuổi sử dụng dịch vụ này vào cuối năm 2022.

Robot thú cưng PaPeRoi (Nguồn: smilerobo)

Robot thú cưng là người bạn không thể thiếu cho người cao tuổi tại các viện dưỡng lão

Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với bà Karasawa Yoko là hàng ngày được trò chuyện với Tamachan, tên thân thiết của chú robot có hình dạnh của một con hải cầu. Tamachan có khả năng phản ứng kích thích với cơ thể người cao tuổi. Các nhà sản xuất đang tập chung tăng cường chức năng giám sát sức khỏe của người cao tuổi thông qua cảm ứng về thân nhiệt, cử chỉ nhanh nhẹ hạy chậm chạp, cảm ứng về giọng nói. Tamachan sẽ phát tín hiệu cảnh báo đến nhân viên nếu như người cao tuổi đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Robot thú cưng đem lại sức sống người già đơn thân tại Nhật Bản như thế nào? - Ảnh 3.

(Bà Karasawa Yoko và chú Robot Tamachan (Ảnh: Quang Hưng)

Viện dưỡng lão Fuyoen, tỉnh Kanagawa được xem là cơ sở tiên phong trong việc sử dụng robot làm bạn với người cao tuổi và giúp họ rèn luyện trí não. Các thế hệ robot ngày càng thông minh đã tăng khả năng tương tác với người cao tuổi. Một trong những trò chơi tập thể được người cao tuổi ưa thích nhất tại viện dưỡng lão là trò giải câu đố, theo đó robot sẽ hỏi và những người cao tuổi sẽ trả lời. Chú robot có sẽ phản ứng theo các câu trả lời đúng sai để tạo hứng thú cho mọi người.

Theo ông Kobayashi Akira, quản lý Viện dưỡng lão Fuyoen đánh giá, so với nuôi chó hay nuôi mèo, thuận lợi lớn nhất của robot thú cưng là vệ sinh, hơn nữa việc chăm sóc cho chó mèo rất tốn kém và không dễ dàng chút nào với người cao tuổi. Các động vật nuôi qua thời gian sẽ già và chết đi, điều này sẽ có thể tạo ra cú sốc và khiến những người cao tuổi đau khổ. Trong khi đó chỉ cần thay pin, thì những chú robot thú cưng này sẽ hoạt động vĩnh viễn.

Robot thú cưng đem lại sức sống người già đơn thân tại Nhật Bản như thế nào? - Ảnh 4.

Robot giúp người già vận động và chơi giải câu đố (Ảnh: Quang Hưng)

Trong báo cáo sách trắng về người cao tuổi phiên bản năm 2019, số người già trên 65 tuổi sống đơn thân được thống kê tại thời điểm cuối năm 2015 là 1,92 triệu người với nam giới và 4 triệu người với nữ. Số lượng người già sống đơn thân đã tăng liên tục kể từ khi thống kê vào năm 1980.

Tình trạng người già sống một mình đang đối mặt với hàng loạt vẫn đề xã hội, đầu tiên phải kể đến tình trạng đột tử, chết đơn độc. Theo viện sức khỏe và phúc lợi Tokyo, tình trạng người già chết trong cô đơn tại 23 quân nội thành Tokyo là 1.441 vụ vào năm 2003, nhưng đã tăng gần gấp đôi lên tới 2.727 vụ vào năm 2012 và tiếp tục xu hướng tăng trong các năm gần đây. Tình trạng tội phạm nhằm vào người cao tuổi, nhất là những người cao tuổi sống một mình có xu hướng gia tăng, phổ biến nhất là nạn nhân của các cuộc điện thoại lừa đảo. Tình trạng ít tiếp xúc nói chuyện của người già dẫn đến suy giảm trí nhờ và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Phóng viên Quang Hưng là phóng viên thường trú Đài THVN tại Nhật Bản với kinh nghiệm 4 năm tác nghiệp tại đất nước Mặt trời mọc cùng các phóng sự phản ánh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Nhật Bản.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước