Con số trên được coi là một trong những tỷ lệ cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng di cư năm 2015.
Quý đầu tiên của năm 2023 cũng là quý nguy hiểm nhất đối với những người di cư qua Địa Trung Hải kể từ năm 2017. Theo đó, khoảng 700 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trong ba tháng đầu năm nay trên đường di cư.
Để thảo luận về phản ứng của châu Âu đối với vấn đề này, Anelise Borges, phóng viên quốc tế của mạng truyền hình Euronews, đã có cuộc phỏng vấn với ông António Vitorino, Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc (IOM).
Ông António Vitorino nói: "Trung Địa Trung Hải là tuyến đường đến châu Âu liên tục phát triển về số người di cư qua đây. Ngay cả trong thời kỳ đại dịch, con số này vẫn tiếp tục tăng. Và như bạn đã nói, số liệu của ba tháng đầu năm nay cao gấp bốn lần so với cùng kỳ năm 2022".
Theo ông Vitorino, các quốc gia châu Âu cần phải nghiêm túc xem xét đề xuất đã được đưa ra để giải quyết ba vấn đề. Đầu tiên, cần ngăn chặn người di cư tham gia vào các hành trình nguy hiểm và điều đó phụ thuộc vào sự hợp tác với các quốc gia khởi hành. Thứ hai, cần có một sáng kiến do nhà nước lãnh đạo về tìm kiếm và cứu nạn. Chúng ta không thể phó mặc điều đó cho các tổ chức phi chính phủ. Và tất nhiên chúng ta cần ngăn chặn việc người di cư tử vong ở Địa Trung Hải.
Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế António Vitorino trả lời phỏng vấn của phóng viên Euronews Anelise Borges. (Ảnh: Euronews)
Thứ ba, điều này rất quan trọng, cần phải có khả năng dự đoán ở các điểm xuống tàu vì họ không thể chỉ đi đến cảng (gần nhất) và cần thiết lập một quy trình di dời nhanh chóng để không gây quá tải cho những quốc gia bị ảnh hưởng về mặt địa lý.
Ủy ban Châu Âu đã đưa ra đề xuất về một hiệp ước về tị nạn và di cư để có một cách tiếp cận chung cũng như những tiêu chuẩn chung giữa tất cả các quốc gia thành viên EU. Rõ ràng là tiến trình thông qua hiệp ước chưa tiến triển nhiều, điều đó cho thấy vẫn còn những khác biệt trong quan điểm về cách nhìn nhận di cư của các quốc gia thành viên.
Ông Vitorino khẳng định: "Điểm mấu chốt là không một quốc gia nào có thể tự giải quyết thách thức này. Vì vậy, chỉ bằng cách làm việc cùng nhau, chúng ta mới có thể thành công. Và để làm được điều đó, tôi nghĩ rằng việc gây áp lực mạnh mẽ lên các thể chế châu Âu và Liên minh châu Âu là vô cùng cần thiết. Các quốc gia thành viên cần đi đến một cách tiếp cận chung".
Có nhiều người phải di dời vì biến đổi khí hậu hơn là do xung đột, mặc dù thực tế là ở nhiều quốc gia, có những quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu với những xung đột trong nước. Vì vậy, hai yếu tố này cùng hiện hữu, tương tác với nhau và là tác nhân gây ra tình trạng di cư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!