Thông tin này vừa được Frontex, cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển EU, công bố.
Frontex ước tính, 50% trong số này là tìm cách vượt biên bằng đường bộ qua khu vực Tây Balkan. Dù đi bằng tuyến đường nào, người dân từ các nước Syria, Afghanistan và Tunisia cũng chiếm khoảng 47% số các vụ vượt biên. Nam giới chiếm hơn 80%.
Do khó xác định được người di cư và một người có thể tìm cách vượt biên nhiều lần, Frontex chỉ tính số vụ vượt biên, thay vì tính toán lượng người vào châu Âu. Các số liệu mới nhất này không bao gồm 13 triệu người tị nạn Syria tại khu vực biên giới bên ngoài EU trong giai đoạn từ tháng 2 - 12/2022.
Số người chọn hành trình nguy hiểm qua Địa Trung Hải cũng tiếp tục tăng lên vào năm 2022. Có hơn 100.000 vụ vượt biên được ghi nhận qua tuyến đường này, cao hơn 50% so với năm 2021. Người Ai Cập, Tunisia và Bangladesh chiếm phần lớn trong số này.
Frontex cho hay năm 2022 ghi nhận lượng người di cư từ Libya cao nhất trong 5 năm. Libya là điểm khởi hành chính của người di cư tại khu vực Bắc Phi.
Ước tính hơn 1 triệu người, chủ yếu là người Syria, đã vào các nước EU trong năm 2015, khiến các cơ sở tiếp nhận bị quá tải và liên minh này đối mặt với khủng hoảng chính trị.
Các nước thành viên EU hiện vẫn chia rẽ trong vấn đề quốc gia nào chịu trách nhiệm tiếp nhận những người di cư bất hợp pháp, cũng như nghĩa vụ hỗ trợ người di cư của các nước láng giềng và đối tác. Cho đến nay, các nỗ lực cải cách hệ thống tị nạn của EU vẫn đạt được ít tiến bộ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!