Đợt nắng nóng trên xảy ra sau đợt nắng nóng kỷ lục khác vào tuần trước, ảnh hưởng đến nhiều vùng tương tự sắp bị ảnh hưởng bởi đợt sóng nhiệt thứ hai.
Từ Lincoln, Nebraska, đến Fargo, Bắc Dakota, nhiệt độ dự kiến vượt 100 độ F (37°C) vào cuối tuần qua. Đợt nắng nóng tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ cao hơn bình thường từ 20 đến 25 độ F (từ 6°C).
Sẽ có một đợt giảm nhiệt ngắn đối với các khu vực của Great Lakes và Trung Đại Tây Dương, nơi hàng nghìn người vẫn chưa có điện do ảnh hưởng từ các cơn bão vào đầu tuần qua.
Hơn 320.000 khách hàng không có điện ở ít nhất 10 bang của Mỹ từ Wisconsin đến Georgia vào đầu ngày 18/6, theo PowerOutage.us. Trên 150.000 gia đình bị mất điện chỉ riêng ở Bắc Carolina và Virginia.
Nhiệt độ xuống thấp hơn bình thường từ 10 đến 25 độ F (khoảng 6°C) từ Chicago đến Portland, Maine, trong ngày 18/6. Tuy nhiên, ngay sau khi nhiệt độ giảm xuống, nền nhiệt sẽ tăng cao trở lại vào đầu tuần này.
Tổng cộng hơn 240 triệu người sẽ hứng chịu nhiệt độ từ cao từ 90 độ F trở lên (từ 32°C) trong 7 ngày tới.
Vòm nhiệt, hiện đang nằm trên vùng đồng bằng phía Bắc, sẽ di chuyển về phía Đông đến khu vực Trung Tây và Nam nước Mỹ, dẫn đến đợt nắng nóng kỷ lục khác và tiếp tục gây mất điện tại nhiều bang trong vài ngày tới.
St. Louis dự báo có nhiệt độ cao 84 độ F (29°C) vào ngày 18/6. Vào ngày 21/6, mức nhiệt tại đây sẽ tăng lên 100 độ F (37°C).
Nhiệt độ tại Chicago vào ngày 18/6 không đạt 70 độ F (21°C), nhưng đến hôm 20/6, nền nhiệt sẽ tăng vọt lên 95 độ F (35°C).
Raleigh, Bắc Carolina, sẽ đi từ mức nhiệt 83 độ F (28°C) hôm 19/6 tăng lên mức cao nhất được dự báo là 100 độ F (37°C) vào ngày 22/6.
Nắng nóng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất do thời tiết ở Mỹ và việc đưa ra hướng dẫn về khả năng mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng (bao gồm chuột rút, kiệt sức, đột quỵ và có thể dẫn đến tử vong) sẽ giúp bảo vệ người dân trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!