Các đường ống của Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức hồi tháng 3. (Ảnh minh họa: Reuters)
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tây Ban Nha phản đối kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) về việc cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ.
Theo đó, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ không đưa ra quy định bắt buộc về tiêu chuẩn nhiệt độ điều hòa, nhưng vẫn khuyến nghị người dân tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, bà Ribera khẳng định, Chính phủ nước này sẽ bảo đảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt của các lĩnh vực công nghiệp.
Chính phủ Tây Ban Nha đã phản đối đề xuất cắt giảm tiêu thụ khí đốt của EU vì Tây Ban Nha không phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga và đã đầu tư vào kho lưu trữ, cơ sở hạ tầng cho khí hóa lỏng, giúp đảm bảo nguồn cung nhiên liệu trong nước.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Gazprom. (Ảnh: EPA/TTXVN)
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất để các nước tự nguyện thực hiện mục tiêu cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, so với mức tiêu thụ trung bình của mỗi nước trong cùng giai đoạn tính từ năm 2016 đến năm 2021.
Đề xuất này cho phép EU có thể đưa ra mục tiêu bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung, khi EU tuyên bố có nguy cơ cao bị thiếu khí đốt nghiêm trọng do Nga hạn chế nguồn cung tới khu vực này.
Một số quốc gia như Áo, Đan Mạch và Đức cho biết đang cân nhắc các kế hoạch khẩn cấp để đảm bảo phân phối khí đốt hợp lý. Trong khi đó, một số nước thành viên khác như Ba Lan và Hungary lại bày tỏ phản đối kế hoạch của EU.
Trước đây, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ tại EU. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống dưới 30% so với mức trung bình của giai đoạn 2016 - 2021 kể từ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!