Thế giới đã bỏ lỡ cơ hội quan trọng để thúc đẩy năng lượng sạch

Thế giới hôm nay-Thứ năm, ngày 16/06/2022 06:00 GMT+7

VTV.vn - Đây là nội dung trong báo cáo mới công bố của Tổ chức tư vấn chuyên về năng lượng bền vững REN21.

Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã cam kết sẽ có sự phục hồi xanh hậu COVID. Thế nhưng, thực tế quá trình hồi phục cho tới nay, thế giới đã bỏ lỡ cơ hội quan trọng để thúc đẩy năng lượng sạch. Trong báo cáo tổng quan hàng năm về năng lượng tái tạo, REN21 cho biết, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tiêu thụ năng lượng của thế giới không có nhiều thay đổi, mặc dù đầu tư vào lĩnh vực này tăng.

Nếu như năm 2011, năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng gió, mặt trời, hydro, địa nhiệt và năng lượng sinh học) chiếm 20%, thì tới năm ngoái con số này cũng chỉ dừng ở mức hơn 28%.

Mặc dù nhiều chính phủ cam kết phát thải ròng bằng 0 trong năm 2021, nhưng thực tế là để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, hầu hết các quốc gia đã quay trở lại tìm kiếm các nguồn nhiên liệu hóa thạch mới, sử dụng nhiều hơn than, dầu và khí đốt tự nhiên. Kết quả là lượng khí thải carbon dioxide do sử dụng các nguồn năng lượng này đã tăng lên mức kỷ lục 36,3 tỷ tấn.

Thế giới đã bỏ lỡ cơ hội quan trọng để thúc đẩy năng lượng sạch - Ảnh 1.

Một tin tốt từ báo cáo này là có khoảng 366 tỷ USD tiền đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong năm 2021, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp đầu tư cho năng lượng xanh tăng. Và năm ngoái cũng là lần đầu tiên, hơn 10% điện năng của thế giới được cung cấp bởi nguồn năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên nếu so với các số liệu của nhiên liệu hóa thạch thì có sự chênh lệch rất lớn, riêng trong năm 2020, đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đã đạt 5,9 nghìn tỷ USD.

Khó chuyển đổi sang sản xuất xanh

Cuộc xung đột Ukraine từ cuối tháng 2 đến nay đã làm áp lực lên thị trường năng lượng thế giới gia tăng rất lớn. Cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng hơn, đúng thời điểm cỗ máy kinh tế của các quốc gia tăng tốc phục hồi sau đại dịch.

Hệ quả là tại Đức, khoảng 58% trong số 2.000 công ty được hỏi cho biết họ không thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong ngắn hạn. Trong khi 14% số công ty đã chứng kiến sản xuất giảm sút vì giá nhiên liệu tăng, còn chuyển đổi dây chuyền sản xuất phù hợp với năng lượng xanh thì quá tốn kém.

Thế giới đã bỏ lỡ cơ hội quan trọng để thúc đẩy năng lượng sạch - Ảnh 2.

Công ty Worlée-Chemie do một gia đình sở hữu ở gần Hamburg sản xuất các chất hóa học để bán cho các doanh nghiệp sản xuất sơn. Để làm mát các thiết bị sản xuất, họ sử dụng các máy bơm điện. Mỗi ngày, lượng điện công ty này sử dụng nhiều hơn lượng điện trung bình mà 1 hộ gia đình 4 thành viên dùng trong cả năm.

Ông Reinhold Von Eben-Worlée - Công ty Worlée-Chemie cho biết: "Mỗi năm, hóa đơn điện tăng 10-15%, số tiền này tôi đã có thể dùng để tạo ra thêm việc làm mới, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công ty. Tôi không có nguồn tiền để đầu tư vào các loại máy sản xuất thân thiện với môi trường. Gánh nặng tài chính là quá lớn để chúng tôi có thể cân bằng các thách thức tương lai".

Một công ty cỡ trung khác cho biết, khoản thuế mà họ phải trả để mở rộng các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo là quá lớn, tới mức họ muốn ngừng dự án ngay lập tức. Cân đối tài chính giữa mức thuế năng lượng tái tạo và mức phí phát thải CO2 là bài toán khó, điều này ảnh hưởng lớn tới những công ty tiêu thụ năng lượng nhiều. Công ty này trước đây trả 800 nghìn euro 1 năm phí phát thải nhà kính, nhưng giờ tăng lên 2 triệu euro 1 năm trong 2 năm.

Ông Klaus Grevelmeyer - Giám đốc điều hành tập đoàn ABC Klinker cho rằng: "Về mặt kĩ thuật thì bây giờ có thể sử dụng 17% năng lượng từ hydro kết hợp cùng khí tự nhiên, nhưng không thể thay thế toàn bộ khí tự nhiên được, vì cả lí do tài chính và kĩ thuật".

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch Việt Nam lọt top các nước phát triển năng lượng sạch Việt Nam lọt top các nước phát triển năng lượng sạch Phương pháp tạo năng lượng sạch thay thế điện hạt nhân Phương pháp tạo năng lượng sạch thay thế điện hạt nhân

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước