Thế giới tuần hành chống biến đổi khí hậu

Minh Nguyệt (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 28/11/2015 23:02 GMT+7

VTV.vn - Trước thềm Hội nghị COP21, người dân ở nhiều quốc gia đã xuống đường tuần hành kêu gọi các nhà lãnh đạo có quyết tâm chính trị để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu là điều đã thấy rõ, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn đang thiếu một công cụ mang tính pháp lý để ngăn chặn tình trạng này.

Hàng ngàn người xuống đường tuần hành tại Philippines, New Zealand, Australia và nhiều nước khác trên thế giới. Họ mang theo những thông điệp rất rõ ràng để gửi tới các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu sắp diễn ra tại Paris, Pháp.

Trong khi đó, những người tuần hành Philippines mong muốn các nhà lãnh đạo thế giới sẽ đạt được một thỏa thuận mang lại công bằng cho các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu như Philippines.

Khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào thành phố Tacloban của Philipines năm 2013, thành phố này đã không có gì chuẩn bị để đối phó với cơn bão mạnh như thế. 90% thành phố bị phá hủy, 6.300 người chết, 1.000 người mất tích. Thành phố Tacloban sẽ phải mất nhiều năm nữa mới vực dậy từ những đổ nát do bão Haiyan gây ra.

Nhóm V20, bao gồm các nước dễ bị tác động nhất bởi biến đổi khí hậu trong đó có Phlippines đang hy vọng các nước giàu huy động khoản tiền lên tới 100 tỷ USD hàng năm kể từ năm 2020 để giúp các nước đang phát triển đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu làm giảm 23 tăng trưởng kinh tế toàn cầu Biến đổi khí hậu làm giảm 23 tăng trưởng kinh tế toàn cầu

VTV.vn - Vào năm 2100, nền kinh tế thế giới có thể sẽ giảm 23% mức tăng trưởng nếu không có các chính sách hiệu quả nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước