Thói quen xấu của người hay thức đêm có thể dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2

Quỳnh Chi (Theo CNN)-Thứ bảy, ngày 13/01/2024 18:22 GMT+7

(Ảnh minh họa: Neuroscience News)

VTV.vn - Một nghiên cứu mới cho thấy, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn nếu như bạn có một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Tác giả chính Sina Kianersi, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Bệnh viện Brigham and Women's và Harvard, Trường Y ở Boston, cho biết: "Khi xem xét mối quan hệ giữa thời gian sinh hoạt và bệnh tiểu đường, chúng tôi nhận thấy, những người hay thức đêmnguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 72% trong 8 năm nghiên cứu".

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc "đi ngủ muộn và dậy muộn" với một số hành vi không lành mạnh, tất cả đều là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2.

"Những người thức đêm nhìn chung có nhiều khả năng có chế độ ăn uống kém, ít hoạt động thể chất, sử dụng rượu nhiều hơn, có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) không lành mạnh, hút thuốc lá, ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn từ 7 đến 9 giờ, số giờ ngủ mỗi đêm được khuyến nghị", ông Kianersi nói.

Khi ông Kianersi và các cộng sự loại bỏ những thói quen không lành mạnh ra khỏi dữ liệu, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 từ thói quen "cú đêm" đã giảm xuống 19% so với những người dậy sớm hoặc những người thích dậy sớm và đi ngủ sớm.

Mỗi người đều có đồng hồ sinh học 24 giờ bên trong cơ thể, hay nhịp sinh học, điều chỉnh việc giải phóng hormone melatonin để thúc đẩy giấc ngủ. Kiểu thời gian ngủ cá nhân được cho là có tính di truyền. Tuy nhiên, với một số loại hình công việc, chúng có thể được thay đổi.

Thói quen xấu của người hay thức đêm có thể dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh 1.

Việc thức đêm có thể di kèm với những thói quen xấu. (Ảnh: Getty)

Nếu bạn là người dậy sớm bẩm sinh, nhịp sinh học của bạn sẽ giải phóng melatonin sớm hơn nhiều so với bình thường, giúp bạn trở nên năng động nhất vào buổi sáng. Tuy nhiên, ở những người thức đêm, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể tiết ra melatonin muộn hơn nhiều, khiến buổi sáng sớm trở nên uể oải và đẩy hoạt động cao điểm cũng như sự tỉnh táo muộn hơn vào buổi chiều và buổi tối.

Mỗi tế bào trong cơ thể đều có nhịp sinh học riêng. Khi giấc ngủ làm gián đoạn những nhịp điệu đó, cơ thể sẽ không đồng bộ.

Ông Kianersi cho biết: "Sự tiết hormone có thể thay đổi do thức khuya. Qua đó, khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và quá trình trao đổi chất có thể thay đổi theo chiều hướng tiêu cực"; "Chúng ta gặp phải một loại hiệu ứng domino, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác".

Các chuyên gia cho biết, những người dậy sớm có xu hướng hoạt động tốt hơn và năng động hơn suốt cả ngày. Điều này có thể giải thích phần nào lý do tại sao các nghiên cứu cho thấy họ có ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn.

Nghiên cứu này không phải là nghiên cứu đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa việc ngủ muộn hơn và những hành vi không lành mạnh có thể dẫn đến bệnh tật. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 cho thấy, những người hay thức đêm có nhiều khả năng chết sớm hơn, chủ yếu là do những thói quen xấu mà họ hình thành khi thức khuya, chẳng hạn như uống rượu và hút thuốc.

Thức đêm ngủ bù ban ngày gây hại cho sức khỏe tới mức nào? Thức đêm ngủ bù ban ngày gây hại cho sức khỏe tới mức nào?

VTV.vn - Việc thức đêm ngủ bù vào ban ngày sẽ khiến nhịp đồng hồ sinh học bị đảo lộn - đây là nguyên nhân khiến cho hoạt động nội tiết và các cơ quan bên trong cơ thể bị rối loạn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước