Đây là chiến lược kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố này.
Chính quyền thành phố Jakarta dự định thực hiện mục tiêu trên bằng cách áp dụng 3 chiến lược và 75 kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm không khí. Ba chiến lược nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm sẽ bao gồm tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, giảm ô nhiễm không khí từ các nguồn di động và giảm phát thải từ các nguồn tĩnh.
Tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng ở Jakarta chủ yếu bắt nguồn từ khí thải từ các xe cộ, các nhà máy và các nhà máy nhiệt điện chạy than. Không khí của Jakarta bị ô nhiễm bởi các loại bụi mịn PM10 và PM2.5, lưu huỳnh, nitrogen monoxid và chì.
Trẻ em và những người có bệnh hô hấp như hen suyễn được khuyến cáo đeo khẩu trang, hạn chế các hoạt động ngoài trời. Các hộ gia đình cần đóng cửa sổ, bật máy lọc không khí. Trên bảng xếp hạng chất lượng không khí toàn cầu của IQ Air, Jakarta đứng đầu về độ ô nhiễm, tiếp theo là thành phố Santiago, Chile và Johannesburg, Nam Phi.
Dữ liệu của tổ chức IQAir chuyên về chất lượng không khí cho thấy, chất lượng không khí ở Thủ đô Jakarta của Indonesia trong ngày 20/6 ở mức ô nhiễm nhất thế giới. Đến trưa 20/6, bầu trời và nhiều tòa nhà cao tầng ở thủ đô Jakarta vẫn bị bao phủ bởi một lớp sương mờ đục. Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho biết, nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng cao gây ô nhiễm bắt nguồn từ nhiều nhân tố như khí thải phương tiện giao thông, sinh hoạt nấu nướng của người dân cũng như hoạt động của các khu công nghiệp gần khu vực thủ đô Jakarta. Bên cạnh đó, bụi mịn gia tăng còn do độ ẩm không khí cao và sự di chuyển của các chất ô nhiễm không khí từ vị trí này sang vị trí khác.
Chất lượng không khí tại Jakarta liên tục xấu đi. Phó Thống đốc Jakarta Ahmad Riza Patria cho rằng không khí ô nhiễm hơn do lượng phương tiện giao thông gia tăng trở lại sau thời gian đại dịch COVID-19.
Trong những năm qua, Jakarta đã bị coi là một trong những thủ đô ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Chính quyền Tổng thống Joko Widodo đã quyết định rời thủ đô của Indonesia đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo như một phần giải pháp giảm tải ô nhiễm cho đại đô thị Jakarta.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!