Tổng thư ký Liên Hợp Quốc: Thế giới cần chuẩn bị tốt hơn trước đại dịch

Lê Tuyển (Phóng viên THVN từ Trụ sở LHQ tại New York)-Thứ hai, ngày 27/12/2021 20:23 GMT+7

VTV.vn - Trải qua 2 năm, đại dịch COVID-19 vẫn phủ bóng đen ảm đạm lên toàn cầu cho dù đã có vaccine. Chỉ trong 2 năm, COVID đã cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người.

Ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12, một sáng kiến của Việt Nam, đã được Đại hội đồng LHQ thông qua cách đây 1 năm. Sau 1 năm, tình hình dịch bệnh của thế giới vẫn còn hết sức phức tạp, điều này một lần nữa cho thấy tính thời sự và sự cần thiết của ngày này. Ngày quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch năm nay đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.

Hai năm qua, đại dịch COVID-19 vẫn phủ bóng đen ảm đạm lên toàn cầu cho dù đã có vaccine. Chỉ trong 2 năm, COVID đã cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người trên thế giới. Nhiều người khác vẫn phải chịu di chứng và tác động về mọi mặt sức khỏe, đời sống. Nhưng đây không phải đại dịch đầu tiên loài người phải đối đầu.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres: "COVID-19 cho thấy chúng ta đã thất bại trong việc rút ra bài học từ các trường hợp khẩn cấp về y tế gần đây như SARS, cúm gia cầm, Zika, Ebola và những dịch bệnh khác".

Theo người đứng đầu Liên Hợp Quốc, đây cũng sẽ không phải đại dịch cuối cùng, điều quan trọng nhất lúc này là rút ra bài học và có sự chuẩn bị xứng tầm cho những nguy cơ tiềm ẩn khác. Đó cũng là ý nghĩa của ngày 27/12.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc: Thế giới cần chuẩn bị tốt hơn trước đại dịch - Ảnh 1.

"Khi đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe này, chúng ta cần chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo. Điều này có nghĩa là đầu tư lớn hơn vào kiểm soát, phát hiện sớm và phản ứng nhanh ở mọi quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia dễ bị tổn thương nhất", ông Antonio Guterres nói.

Ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12 là sáng kiến được Việt Nam đưa ra tháng 12/2020, ngay sau đó nó đã được toàn bộ các thành viên Liên Hợp Quốc đồng thuận thông qua. Và đến giờ, sáng kiến vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự.

Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc: "Mặc dù Tổng thư ký rất bận vào giai đoạn cuối cùng này, nhưng ông cũng sẵn sàng đưa ra thông điệp rõ ràng. Điều đó chứng tỏ rằng, việc chúng ta làm đã đạt được đúng nhu cầu, mong muốn của nhân loại. Cần phải tăng cường nỗ lực phối hợp với nhau, nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Không chỉ với COVID bây giờ mà còn với những dịch bệnh trong tương lai".

Liên Hợp Quốc hiện công nhận gần 100 ngày quốc tế về các chủ đề khác nhau. Ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12 nhận được sự quan tâm đặc biệt, bởi dịch bệnh hiện nay cho thấy trong sự tồn tại và phát triển của nhân loại, dịch bệnh là không tránh khỏi và sự chuẩn bị phải được ưu tiên hàng đầu.

Các nước Đông Nam Á nỗ lực sống chung và vượt qua đại dịch Các nước Đông Nam Á nỗ lực sống chung và vượt qua đại dịch Người khuyết tật xoay việc, thích ứng với đại dịch Người khuyết tật xoay việc, thích ứng với đại dịch IMF gia hạn hỗ trợ tài chính khẩn cấp do đại dịch COVID-19 IMF gia hạn hỗ trợ tài chính khẩn cấp do đại dịch COVID-19


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

đại dịch

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước