Tại Pháp, đã có nhiều vụ gia súc nhiễm độc do ăn phải thức ăn có chứa Glyphosate tồn dư.
Tháng 3/2015, Tổ chức Y tế Thế giới kết luận, Glyphosate có thể gây ung thư và rối loạn nội tiết tố ở người. Nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện cho thấy, có tồn dư Glyphosate trong nấm, chou-fleur, dâu tây, chanh, hạt óc chó, quả phỉ, đậu mắt cua và khoai tây.
Một nghiên cứu công bố năm 2016 của châu Âu đã bày tỏ lo ngại về tình trạng lạm dụng chất này bởi một số cây trồng bắt đầu có khả năng kháng Glyphosate, dẫn đến việc các nông dân có xu hướng sử dụng thuốc diệt cỏ có nồng độ cao hơn.
Hiện nay, Sri Lanka là nước đã cấm hoàn toàn việc sử dụng Glyphosate. Năm 2015, Colombia cũng tuyên bố cấm việc phun chất diệt cỏ Glyphosate cho cây trồng, chủ yếu là cây ca cao, nông sản xuất khẩu chủ đạo của nước này.
Một số nước châu Âu muốn cấm hoàn toàn hóa chất này trong sản xuất nông nghiệp. Các nước khác do dự, một phần do sức ép từ các tập đoàn hóa chất và nông sản, mặt khác do chính nông dân châu Âu không muốn từ bỏ một loại thuốc diệt cỏ vừa rẻ lại vừa hiệu quả. Trước các tranh cãi về lợi và hại của Glyphosate, cuối năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã bỏ phiếu cho phép sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate thêm 5 năm nữa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!