Những trụ tháp của một đường dây UHV ở Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Với mục tiêu này, đến năm 2025, nguồn năng lượng mới sẽ chiếm 1/3 nguồn cung điện trong hệ thống quốc gia. Điều này không chỉ thực hiện lộ trình cam kết trung hòa khí thải carbon vào năm 2060 mà có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh giá nhiên liệu hóa thạch leo thang.
Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đến giữa tháng 5, nguồn năng lượng mới cung cấp cho lưới điện quốc gia đều tăng mạnh. So với cùng kỳ, điện từ thủy điện tăng 25%, điện gió tăng hơn 10%, điện mặt trời tăng đến 32%. Qua đó đã nâng nguồn cung năng lượng mới trong hệ thống lưới điện quốc gia lên 29%.
Riêng đầu tư điện mặt trời trong 4 tháng đầu năm nay hơn 4,3 tỷ USD, tăng gần gấp 3 so với cùng kỳ. Trung Quốc là nước sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới nhờ Chính phủ đầu tư mạnh vào điện gió, điện mặt trời cùng các dự án điện mặt trời mái nhà khắp các địa phương vùng sâu.
Một góc trang trại điện mặt trời ở Gonghe, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Ông Li Yun Qing - Lãnh đạo Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc cho biết: "Nhờ nguồn cung đa dạng cho lưới điện quốc gia, nhất là gia tăng mạnh các nguồn năng lượng mới mà cung - cầu năng lượng năm nay sẽ ổn định. Chúng tôi tích cực đầu tư các dự án năng lượng sạch để nâng cao hơn nữa tính tự chủ trước tình hình thế giới đầy biến động".
Trung Quốc đề ra mục tiêu đến năm 2025, sản xuất điện hàng năm từ năng lượng tái tạo sẽ đạt 2,3 nghìn tỷ KW/h, sản lượng điện gió và điện mặt trời sẽ tăng gấp đôi, tức là sớm hơn 5 năm so với mục tiêu đề ra trước đó. Trong bối cảnh khủng hoảng giá dầu thế giới, chính sách năng lượng Trung Quốc, trong ngắn hạn vẫn chấp nhận phụ thuộc vào than để đảm bảo an ninh năng lượng.
Giá năng lượng tăng cao VTV.vn - Các mặt hàng năng lượng chủ chốt đã chứng kiến đà đi lên trong đêm 31/5, sau những động thái của EU và Nga liên quan đến vấn đề cung năng lượng của Nga cho châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!