Đây là bước đi tiếp theo của Trung Quốc nhằm bảo vệ loài động vật vốn nằm trong nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Tại châu Á, theo quan niệm của nhiều người, thịt tê tê có tính bổ dưỡng, trong khi vảy có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và chứng viêm.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu các sản phẩm từ tê tê năm 2018, song hoạt động kinh doanh sản phẩm này vẫn tiếp diễn. Năm ngoái, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ được hơn 130 tấn hàng hóa liên quan đến tê tê.
Hiện có 8 chủng tê tê ở châu Á và châu Phi. Cho đến nay, những loài tê tê này đều đã được liệt vào danh sách đỏ cần được bảo vệ.
Trước đó, ngày 5/6 vừa qua, Cục Lâm nghiệp Trung Quốc đã xếp tê tê vào nhóm được bảo vệ ở mức cao nhất tại quốc gia này. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã hoan nghênh quyết định này của Bắc Kinh trong việc ngăn chặn nạn buôn lậu tê tê.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã cấm buôn bán động vật hoang dã làm thực phẩm nhằm ngăn chặn nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, tuy nhiên, việc buôn bán với các mục đích khác như nghiên cứu hoặc làm thuốc vẫn chưa bị cấm.
Theo báo cáo của TRAFFIC - mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã thế giới, tê tê là động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất trên toàn thế giới. Ngoài bị săn để lấy thịt, các bộ phận của tê tê còn được dùng trong y học cổ truyền tại nhiều nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!