Tình nguyện viên ở Bắc Kinh hướng dẫn người cao tuổi sử dụng điện thoại thông minh. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Người cao tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng cao ở đất nước tỷ dân Trung Quốc. Làm thế nào để sống vui, sống khỏe sau khi về hưu cũng là nỗi trăn trở của những người cao tuổi. Đây là nội dung được nhiều tờ báo lớn ở Trung Quốc đưa ra trong tuần qua.
"Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc kêu gọi cải thiện hiệu suất các ứng dụng gọi xe" là tít một bài viết trên tờ China Daily. Trong cuộc làm việc với 15 nền tảng ứng dụng gọi xe, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc kêu gọi các nền tảng cải thiện dịch vụ, sự an toàn của hành khách phải được đặt lên hàng đầu. Bộ này cũng kêu gọi các nền tảng tối ưu hóa hệ thống để ngăn chặn tài xế chạy quá tốc độ hoặc lái xe mệt mỏi.
Tại các thành phố lớn của Trung Quốc, các nền tảng APP gọi xe công nghệ áp đảo gây khó cho người cao tuổi. Tít trên tờ nhật báo Bắc Kinh: "Tại sao người cao tuổi "yêu thích" xe bus, không chọn tàu điện ngầm, taxi?".
Tàu điện ngầm khó lên, các bậc thang cao "dọa" người già. Tàu điện ngầm thường chỉ có thang cuốn từ dưới lên, còn từ trên xuống phải đi cầu thang bộ sâu hun hút. Việc chuyển tuyến tàu điện ngầm cũng là nỗi ám ảnh của người già.
Một tài xế taxi cho biết, khi người cao tuổi vẫy tay gọi taxi, thường taxi không nhận khách. Việc dùng APP để đặt xe với người già cũng là điều khó trong chọn điểm đi và điểm đến. Mới đây, thành phố Bắc Kinh, thí điểm vài nơi đón taxi, người già chỉ cần quét mã điện thoại vô mã quét dán ở trạm là sẽ có taxi đến đón mà không cần nhập điểm đến. Do đó, xe bus trở thành lựa chọn chính của người già.
Theo một thống kê của Quỹ Phúc lợi dân số Trung Quốc, 64% người cao tuổi phải cần phải đưa đón từ gia đình. Khi đi du lịch xa hoặc đến các địa điểm xa lạ, chỉ có 20% người cao tuổi biết sử dụng APP trên điện thoại di động để gọi xe.
Báo cáo kêu gọi cần gia tăng hỗ trợ để người cao tuổi thích nghi với nền kinh tế kỹ thuật số.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!