Trung Quốc phát động và đóng góp hơn 232 triệu USD cho quỹ bảo tồn sinh học

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ tư, ngày 13/10/2021 06:38 GMT+7

Lễ khai mạc cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị Các bên tham gia Công ước Đa dạng Sinh học của Liên Hợp Quốc (COP15) tại Trung Quốc ngày 11/10/2021. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

VTV.vn - Ngày 12/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động thành lập quỹ bảo tồn sinh học cho các quốc gia đang phát triển.

Tuyên bố của ông Tập Cận Bình được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học đang diễn ra ở Côn Minh (Trung Quốc).

Tại hội nghị, Chính phủ Trung Quốc đã công bố khoản đóng góp 1,5 tỷ Nhân dân tệ (hơn 230 triệu USD) cho quỹ này. Phát biểu trực tuyến tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học (COP15), nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết, số tiền trên là khoản đóng góp ban đầu của nước này để ủng hộ Quỹ Đa dạng sinh học Côn Minh.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, các nước đang phát triển cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, do đó ông hoan nghênh mọi đóng góp cho quỹ này trong tương lai. Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi, thế giới củng cố tinh thần đoàn kết chung tay vì nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại các nước đang phát triển.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng thông báo kế hoạch bảo tồn hệ thống các khu sinh thái quốc gia của Trung Quốc với tổng diện tích được bảo tồn lên tới khoảng 230.000 km². Đây cũng là môi trường sống của gần 30% số loài động vật hoang dã sống trên cạn được tìm thấy tại nước này.

Trung Quốc phát động và đóng góp hơn 232 triệu USD cho quỹ bảo tồn sinh học - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trực tuyến tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Đa dạng Sinh học của Liên Hợp Quốc (COP15). (Ảnh: THX/TTXVN)

Ông Li Shuo, chuyên gia cao cấp về chính sách năng lượng và khí hậu của tổ chức Greenpeace, nhận định, Quỹ Đa dạng sinh học Côn Minh sẽ giúp mở đường cho một cuộc thảo luận khẩn cấp về vấn đề đầu tư tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học. Ông bày tỏ hy vọng, các nước phát triển sẽ tích cực đóng góp cho quỹ này tại Hội nghị COP15.

Giới chuyên gia ước tính cần khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm để thiết lập chuỗi cung ứng bền vững và hỗ trợ nỗ lực bảo tồn thiên nhiên tại các nước. Số tiền này cao hơn rất nhiều so với khoản kinh phí 150 tỷ USD trong năm 2019 cho mục đích tương tự.

Cuộc họp kéo dài một tuần đánh dấu sự khởi đầu chính thức của vòng đàm phán toàn cầu mới về việc bảo vệ các loài động thực vật trên thế giới khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Vòng đầu tiên của Hội nghị Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học diễn ra từ ngày 11 - 15/10, với mục tiêu tạo động lực cho việc ký kết hiệp ước mới về đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020 nhằm đảo ngược tình trạng biến mất số lượng lớn các loài sinh vật. Dự kiến, hiệp ước trên sẽ được hoàn tất tại vòng thứ hai của hội nghị được tổ chức vào nửa đầu năm 2022.

Anh là một trong những quốc gia suy giảm đa dạng sinh học nhất thế giới Anh là một trong những quốc gia suy giảm đa dạng sinh học nhất thế giới

VTV.vn - Theo phân tích của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Anh với chỉ 53% đa dạng sinh học còn lại là một trong những quốc gia suy giảm thiên nhiên nhất trên thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước