Thực trạng này khiến nhiều chuyên gia lo lắng nền kinh tế số 2 thế giới ngày càng mất lợi thế cường quốc sản xuất, công xưởng của thế giới khi chi phí lao động ngày càng tăng, khiến giá thành sàn xuất ngày càng cao.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng số lao động di cư từ nông thôn ra thành thị năm 2023 là 297 triệu người, với độ tuổi trung bình là 43, tăng 9 tuổi so với năm 2008. Nhưng chỉ có 28% trong số này làm việc trong ngành sản xuất.
Ngược lại, ngành dịch vụ - mức lương thấp hơn, với nhiều việc tay chân, việc tự do lại chiếm đến 54%.
Trong khi đó, với đa phần người có trình độ đại học có xu hướng làm việc văn phòng, ngày cả thất nghiệp, rất ít người muốn chuyển sang làm ngành sản xuất.
Tình trạng thiếu lao động đang ảnh hưởng đến lợi thế của cường quốc sản xuất (Ảnh: ChinaFile)
Nhu cầu lao động đang gia tăng trong các lĩnh vực sản xuất như xe điện. Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc dự báo các ngành sản xuất chính như ô tô sẽ thiếu hụt 30 triệu lao động vào năm 2025.
44% số doanh nghiệp ngành sản xuất được khảo sát cho rằng khó khăn nhất là tuyển dụng lao động.Thiếu lao động, lương nhân công ngành sản xuất khu vực tư nhân đã tăng 2,4 lần trong 10 năm nay khiến chi phí sản xuất của Trung Quốc cao hơn nhiều nước.
Theo khảo sát, 10 năm trước, lương cơ bản hàng tháng của công ty Nhật tại Trung Quốc bằng với đặt tại Thái Lan thì nay đã cao hơn 40%, với 576 USD, gần 15 triệu/tháng.
Lâu nay, Trung Quốc thu hút các công ty nước ngoài bằng lợi thế lực lượng lao động giá rẻ, dồi dào. Nhưng nay lợi thế này ngày càng bớt hấp dẫn. Cùng với những mâu thuẫn trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nên một số tập đoàn nước ngoài có xu thế đa dạng đầu tư ra các nước, ngoài Trung Quốc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!